Vợ chồng bác sĩ 'nhịn đẻ' nuôi những đứa trẻ bất hạnh ở Tây Nguyên

Hai vợ chồng bác sĩ Nay Blum ở Gia Lai đã dành cả đời chăm sóc cho các cháu bé bị chôn sống, bị bỏ rơi. Họ chỉ muốn chứng minh với bản làng các hủ tục mới là "thần chết". 

Trong chương trình Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ V do báo Sức khoẻ & Đời sống tổ chức, câu chuyện về Bác sĩ Nay Blum – Gia Lai đã khiến nhiều người xúc động

Bác sĩ Nay Blum người dân tộc BaNa. Vợ chồng bác sĩ Nay Blum nuôi 4 đứa con nuôi và chỉ có một con đẻ.

4 đứa con nuôi là 4 trường hợp đặc biệt.  Bác sĩ Blum kể lại câu chuyện cháu bé đầu tiên anh và vợ nhận nuôi. Đó là cách đây 30 năm, hai vợ chồng biết được tin có một trẻ sinh ra nhưng không may người mẹ qua đời. Khi đó, người mẹ bị băng huyết, nhìn sản phụ toàn thân tím tái, băng huyết, máu đẫm chăn chiếu, mạch đã ngừng đập. Đứa bé vừa sinh đặt ngay góc giường.

{keywords}
Xúc động vợ chồng bác sĩ “nhịn đẻ” nuôi những đứa trẻ bất hạnh ở Tây Nguyên

Ông bà ngoại bàn bạc lấy đứa trẻ để chôn theo mẹ. Là một bác sĩ mới chỉ 26 tuổi, bác sĩ Blum kể bản thân anh cũng bối rối.  

“Cảm xúc của tôi lúc đó là không biết làm thế nào để cứu đứa trẻ. Tôi xin gia đình cho nuôi đứa trẻ nhưng bà ngoại đứa trẻ lấy cái cắt cỏ đâm vào đầu đứa trẻ và tôi phải khâu mấy mũi cho trẻ”- bác sĩ Blum kể.

Bác sĩ Blum đã khâu cho cháu bé 4 mũi rồi cuối cùng cũng được đưa về nuôi. Với vị bác sĩ bản làng này ông quan niệm khi đã được học ngành y, cái tâm của mình cứu sống được những cháu bé chống lại các phong tục tập quán lạc hậu.

Bác sĩ Nay Blum cho rằng phải làm với cái tâm của ngành y để trẻ em được sinh ra và sống khỏe mạnh. Lúc ấy, hủ tục ở buôn làng Tây Nguyên vẫn còn rất nhiều.

H’Nơn một nữ hộ sinh là vợ và người đồng hành với bác sĩ Nay Blum. Nữ hộ sinh H’Nơn chia sẻ khi nhận nuôi các cháu không thể đếm hết được những khó khăn của gia đình. Nhưng với tình yêu của mình, vợ chồng bác sĩ đã dành tình yêu của mình để chăm sóc các bé và đến nay các bé đều trưởng thành. Thương con phải thương cho chót.

Các cháu thì có hoàn cảnh khác nhau, nhiều khi đứa con ruột cũng thắc mắc với hàng xóm liệu có phải là con đẻ hay không. Trong đó có một cháu bị thiếu máu não, thỉnh thoảng có lên cơn động kinh. Vợ chồng tôi mong muốn xã hội dành tình cảm yêu thương các cháu có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ mong muốn xã hội không còn những hủ tục như vậy nữa.

Chị H’Nơn chỉ mong xã hội không còn các hủ tục, cầu mong cho xã hội hãy cưu mang những đứa nhỏ tội nghiệp có cơ hội được sống.

Trong hành trình bền bỉ, vợ chồng bác sĩ Nay Blum đã “cược” với cộng đồng Tây Nguyên nhận một đứa trẻ sinh non bằng bắp tay, sắp bị đưa đi chôn sống về cứu chữa và nuôi. Cháu bé khỏe, buôn làng phải bỏ hẳn hủ tục. Rồi khi biết nhiều nơi đang lùa đuổi ba đứa trẻ mắc bệnh phong, bệnh lao vào núi thẳm, thoi thóp trong đói rét, vợ chồng Blum lại bán nốt chiếc xe máy là của hồi môn để mua sữa và thuốc tốt nhất cứu chữa, nhận những đứa trẻ này làm con.

Bằng y học, họ chứng minh rõ “con hủi”, con vi khuẩn lao không có chân, có cánh bay khắp nơi trong cộng đồng. Nó không phải là “ngọn gió độc” mang “thần chết” reo rắc khắp nơi như mọi người vẫn nghĩ. Từ đó khắp Tây Nguyên không kỳ thị người bệnh phong, bệnh lao. Tất cả những nạn nhân của hủ tục này giờ đều là con nuôi khỏe mạnh của vợ chồng bác sĩ Blum.

Từ khi chưa có cơ chế xếp lương (năm 1991-1995) vợ chồng bác sĩ Blum đã khước từ mọi lời mời ở chốn phồn hoa để xung phong bám buôn làng chữa bệnh không lương và hiến gần hết đất gia đình cho Nhà nước làm vườn thuốc nam. Hàng ngàn ca đỡ đẻ, ca tiểu phẫu hai người đã thực hiện dưới ánh sáng lửa củi, ánh trăng…nhưng đều không có biến cố nào xảy ra.

 Khánh Chi  

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !