'Vắc xin' hiệu quả bảo vệ trẻ em khi dùng mạng xã hội

Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin, vì thế phụ huynh, người làm giáo giục đều cần có trách nhiệm phải chung tay tham gia để bảo vệ hệ sinh thái an toàn trên mạng.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc học sinh, sinh viên học trực tuyến đã trở nên quen thuộc. Trong thời đại công nghệ 4.0, Internet mang đến lợi ích cho tất cả mọi người. Đối với trẻ nhỏ, việc học tập trực tuyến được nhận định là hình thức hữu ích giúp các con phổ cập kiến thức, đảm bảo an toàn trong thời dịch.

Tuy nhiên, sự phong phú và độ phủ sóng rộng lớn của môi trường mạng cũng khiến trẻ dễ dàng tiếp xúc với các video xấu độc. Vậy làm gì để đồng hành cùng con trên không gian mạng một cách khoa học và hiệu quả?

Muốn kiểm soát tin xấu độc trên môi trường mạng giống như thế giới đang tìm vắc xin chống dịch Covid-19, thì trẻ cần có “vắc xin” để có thể tự ý thức được cách sử dụng an toàn, biết điều gì xấu, điều nào tốt, dùng internet bao nhiêu thì vừa. Phụ huynh, nhà trường và cộng đồng cần chung tay để mỗi ngày “tiêm” một ít “vắc xin” để tạo hàng rào giúp trẻ tự bảo vệ mình.

{keywords}
Ảnh minh họa

Những thông tin mang dấu hiệu vi phạm trên kênh Youtube, có nguy cơ gây hại đến trẻ em thì hơn ai hết các bậc phụ huynh cần sàng lọc thông tin trước khi cho con em mình tiếp xúc. Cùng với đó là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc “quét sạch” mạng bẩn.

Chúng ta cần phải là người hiểu biết có thể hướng dẫn cho con, mặt khác cha mẹ có thể trở về tuổi thơ của mình để có thể làm người bạn gần gũi, đồng hành cùng con. Đây là việc phải kiên trì cần làm hàng ngày để trẻ tin tưởng rằng điều người lớn đang làm là tốt cho con.

Ngoài ra, cha mẹ vẫn có thể và nên cố gắng giảm thiểu rủi ro trẻ em tiếp cận nội dung độc hại bằng cách phối hợp nhiều yếu tố như: giáo dục về nội dung nào nên và không nên xem, tạo môi trường trò chuyện thân mật để khuyến khích con chia sẻ với cha mẹ khi thấy những nội dung làm con khó chịu, thắc mắc hay sử dụng công cụ lọc nội dung để giảm thiểu rủi ro con tiếp cận với nội dung bạo lực, máu me, kinh dị, chất kích thích... Những loại nội dung ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của con sau này

Hoàng Thanh

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !