Triệu chứng nhiễm bệnh Covid-19 của biến thể Delta có thay đổi so với các biến chủng trước?

Với tốc độ lây lan nhanh, gây tử vong cao hơn, câu hỏi đặt ra là triệu chứng nhiễm bệnh của biến thể Delta làm số ca mắc gia tăng nhanh chóng ở nước ta liệu có gì thay đổi so với các biến chủng trước đó?.

 

{keywords}
Ảnh minh hoạ 


Biến thể Delta tốc độ lây lan nhanh, gây tử vong cao hơn

Biến thể Delta khiến các ca mắc Covid- 19 tăng nhanh tại nhiều nước trong đó có Việt Nam. WHO đánh giá biến chủng Delta là một biến thể mới, đặc biệt nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh chóng.

Thế giới hiện ghi nhận trên 206 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có trên 4,3 triệu trường hợp tử vong. Kể từ cuối tháng 3/2021, thế giới ghi nhận làn sóng dịch bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia khu vực Châu Á; xuất hiện biến chủng virus mới có khả năng lây lan mạnh, gây tử vong cao.

Tại Việt Nam, kể từ khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên đến nay, cả nước ghi nhận hơn 255.748 ca mắc, trong đó hơn 92.000 người khỏi bệnh và 5.088 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đã ghi nhận 252.896 ca (chiếm 99% số ca mắc từ khi có dịch tại nước ta); trong đó có 251.753 ca trong nước (99%), 89.921 người đã khỏi bệnh (35%), 5.053 ca tử vong.

Không chỉ vậy, biến chủng mới này còn làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân Covid-19 so với các biến chủng khác.

Theo đó, Giám đốc Chương trình khẩn cấp y tế của WHO –  Mike Ryan cảnh báo, biến thể Delta có khả năng “gây tử vong cao hơn khả năng lây truyền nhanh hơn giữa người với người và cuối cùng nó sẽ tìm tới những người dễ bị tổn thương, khiến họ phải nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng và có khả năng tử vong”.

Một phần nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ biến chứng nguy hiểm khi mắc biến chủng Delta nằm ở các biểu hiện lâm sàng không đặc trưng hoặc không có triệu chứng khi nhiễm virus. Người mắc bệnh rất dễ hiểu nhầm bản thân mắc bệnh cảm lạnh thông thường.

Do đó, người dân nên đề cao cảnh giác, thực hiện tốt các chỉ đạo phòng dịch của Nhà nước, chủ động sàng lọc yếu tố dịch tễ của bản thân và theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường nghi nhiễm Covid-19.

Lý giải biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết biến chủng này có tỷ lệ lây nhiễm hơn đến 70% so với các biến thể cũ.

Cụ thể, biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm nhiều hơn 40-60% so với biến chủng Alpha. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các trường hợp nhiễm biến thể Delta cao hơn so với biến thể Alpha. Tại khu vực phía Nam, chúng ta đã ghi nhận 1 số trường hợp có dấu hiệu hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm với người mắc Covid-19.

Đặc biệt, biến thể Delta lây lan rất mạnh trong môi trường kín. PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) phân tích: “Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí và dễ phát tán, làm tăng khả năng lây lan. Điều này có thể thấy rõ ở những ổ dịch trong nhà máy, khu công nghiệp, quán bar hay phòng karaoke…”.

Biểu hiện bệnh có gì thay đổi?

Ở thời kỳ đầu của đại dịch cách đây 2 năm, các dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể bao gồm mất vị giác và khứu giác, sốt, ho, khó thở và mệt mỏi.

Lúc đó, ngoài biểu hiện ho sốt, khó thở thì yếu tố dịch tễ (trở về từ vùng dịch) được xem là một trong những “chỉ dấu” để quyết định sàng lọc xác định nhiễm bệnh hay không thì nay tất cả những người có biểu hiện ho sốt không có yếu tố dịch tễ cũng được cơ quan chuyên môn khuyến cáo đi test sàng lọc. Hà Nội là ví dụ điển hình cho việc sàng lọc tất cả những người có biểu hiện ho, sốt.

Câu hỏi đặt ra là, các triệu chứng nhiễm bệnh liệu có gì thay đổi so với các biến chủng trước đó?

Trả lời câu hỏi này, TS.BS Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ về điều này.

Tuy nhiên theo nhiều cáo báo trên thế giới thì biểu hiện chung về lâm sàng của bệnh nhân nhiễm biến thể Delta không thay đổi nhiều, vẫn là các biểu hiện ho, sốt, đau mỏi người, đau đầu, nặng hơn thì viêm phổi, suy hô hấp.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là tỷ lệ bệnh nhân bị mất khứu giác, vị giác thấp hơn so với biến chủng Alpha (được phát hiện lần đầu tiên tại Anh).

"Có đến 70-80% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng vì thế việc thống kê các biểu hiện lâm sàng cần thực hiện trên cỡ mẫu rất lớn, tỷ lệ này có sự thay đổi theo quần thể. Điều các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự khác biệt rõ nhất là tỷ lệ người có biểu hiện mất khứu giác, vị giác", BS Điển nói.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phân tích trên 2.359 bệnh nhân cho thấy 62% người bệnh không có triệu chứng, 21% có triệu chứng nhẹ.

Khoảng 11% ở mức độ trung bình, suy hô hấp nhẹ gồm: 7% người bệnh ở mức độ trung bình, 3% có suy hô hấp, thở ôxy, 0,6% có suy hô hấp, thở ôxy gọng kính và 0,4% phải thở ôxy dòng cao HFNC.

Đặc biệt, khoảng 5% người bệnh nặng, rất nặng, nguy kịch. Trong đó, thở máy không xâm nhập chiếm 1%, thở máy xâm nhập là 3,7% và ECMO là 0,3%.

Theo Bộ Y tế, các dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 nếu có gồm: Ho; Sốt (trên 37,5 độ C); Đau đầu; Đau họng, rát họng; Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi; Khó thở; Đau ngực, tức ngực; Đau mỏi người, đau cơ; Mất vị giác; Mất khứu giác; Đau bụng, buồn nôn;Tiêu chảy. 

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, người dân cần tuân thủ 5K gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế và tiêm vắc xin khi đến lượt. 

Việc tiêm vắc xin sẽ giúp người dân giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong. Vì thế, dù đã tiêm đủ liều vắc xin, người dân vẫn cần tuyệt đối tuân thủ 5K. 

N. Huyền 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !