Tưởng ung thư đi khám ra mảnh xương cá

Bệnh nhân thấy đau vùng thực quản, khó nuốt, nên luôn nghĩ có khả năng mình bị ung thư vì tiền sử gia đình từng có bố mẹ bị ung thư. Đi khám, bác sĩ gắp ra thủ phạm hoàn toàn khác.

Người đàn ông không thể nằm ngửa do thói quen triệu đàn ông Việt hay mắc

Người đàn ông không thể nằm ngửa do thói quen triệu đàn ông Việt hay mắc

Uống nhiều rượu bia, cổ người đàn ông 51 tuổi ở Hà Giang biến dạng phình to như cổ lạc đà khiến ông rất khó ngoái cổ, thậm chí còn không thể nằm ngửa…

Anh N.V. X, (quê Hưng Yên) đi viện khám vì mấy ngày gần đây xuất hiện đau vùng mũi ức, đau âm ỉ liên tục, đau đâm xuyên ra sau lưng, đau tăng khi thay đổi tư thế.

Khi đi khám, bản thân anh X luôn lo lắng bởi tiền sử gia đình từng có mẹ bị ung thư thực quản, bố lại đang điều trị ung thư dạ dày nên anh chỉ sợ mình cũng bị ung thư.

Sau khi sàng lọc hết các nguy cơ, bác sĩ bất ngờ khi nội soi thực quản - dạy dày, ngoài phát hiện viêm dạ dày, tại thực quản đoạn 1/3 giữa (cách cung răng trên khoảng 28 cm) có xương cá sắc nhọn mắc ngang thực quản, chiều dài xương khoảng 3cm. Ngay lúc đó, bác sĩ nội soi đã nhanh chóng lấy dị vật thực quản (xương cá) ra ngoài.

BS Lê Văn Khoa - Chuyên khoa Tiêu hóa BV Medlatec cho biết quá trình nội soi khi đưa máy đến 1/3 giữa thực quản thấy dị vật mắc ngang thực quản. Lúc đó bác sĩ đã dùng kìm chuyên dụng để gắp dị vật. Ngay sau đó, bệnh nhân được kê đơn điều trị nội khoa.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng 30 phút thực hiện gồm cả nội soi và lấy dị vật, bệnh nhân đã được lấy dị vật khỏi cơ thể. Sau 3 ngày gắp dị vật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, không còn tình trạng đau tức, ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Gắp dị vật là thủ thuật đơn giản, nhưng theo BS Khoa, cần được thực hiện ở các sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đào tạo bài bản và có đầy đủ trang thiết bị.

{keywords}
Hình ảnh xương cá được bác sĩ gắp ra. 

Trường hợp bệnh nhân X, dị vật là xương cá sắc và nhọn, trong quá trình gắp nếu không đúng kỹ thuật sẽ gây rách, chảy máu vết thương, đồng thời xương cá không thể ra được. Bên cạnh được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân X còn phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ nên việc lấy dị vật diễn ra thuận lợi, an toàn và xương cá được lấy ra ngoài nhanh chóng bằng kìm gắp dị vật nên không có tình trạng bị chảy máu. Sau đó, sức khỏe ổn định và không còn tình trạng bị đau như 2 ngày trước.

BS Khoa cho biết ông cũng hay gặp các trường hợp mắc dị vật ở thực quản, dạ dày, tá tràng,… Tuy nhiên, BS Khoa lưu ý, các dị này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gây u hạt, áp-xe, gây tắc môn vị và hành tá tràng,

Theo bác sĩ Khoa để phòng các dị vật, người dân cần chú ý. Nếu các dị vật vào dạ dày, đại tràng, khoảng 80-90% chúng tự thoát ra khỏi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, có 10-20% cần can thiệp qua phẫu thuật hoặc lấy dị vật. Trong đó, dị vật thực quản là một cấp cứu rất thường gặp khi ăn uống. Bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi, trẻ lớn. Nếu không được phát hiện sớm, xử trí kịp thời, bệnh có thể gây đau xương ức, đau xuyên ra sau lưng, lan lên bả vài, nghiêm trọng hơn là gây áp xe thực quản, thủng thành thực quản, thủng mạch máu lớn,... 

Đa số người mắc dị vật là người thường ăn uống nuốt vội khối thức ăn có lẫn dị vật, xương bên trong. Người có thói quen vừa ăn vừa nói chuyện, các món ăn không nhai kỹ.

Bệnh nhân già yếu không có khả năng hoặc mất răng để cắn, xé thức ăn dẫn đến cố nuốt khối thức ăn dai, gân, da, xương.... Do vội vàng khi uống thuốc không bỏ vỏ có cạnh sắc nhọn. Do thói quen ngậm tăm sau khi ăn, khi đi ngủ, sau đó nuốt vào.

Các bệnh lý vùng thực quản như hẹp thực quản, co thắt thực quản, các viêm nhiễm tạo thành sẹo loét thực quản, hẹp tâm vị, hẹp môn vị, hẹp hành tá tràng tạo nguy cơ cản trở thức ăn.

BS Khoa lưu ý nếu có dị vật vùng thực quản cần đến các cơ sở y tế kiểm tra ngay không nên tự lấy dị vật vì có trường hợp tự móc dị vật càng làm cho dị vật cắm sâu vào thành thực quản hơn. Các mẹo như nuốt cơm to, nuốt miếng chuối to khi hóc dị vật đều không có tác dụng mà có thể gây nghẹn đau tức vùng thực quản nhiều hơn.

 K.Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !