Phòng chống dịch từ các nhà máy sản xuất

Với việc sản xuất tập trung với mật độ cao, nếu không may xuất hiện một ca F0, nên Bộ Y tế chủ động đề xuất Hiệp Hòa, Bắc Giang giãn cách sản xuất trong khu công nghiệp.


Còn nhiều vấn đề trong bố trí sản xuất

Sáng 28/5, ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế Bộ Y tế; trưởng tiểu ban phụ trách cách ly y tế và xử lý môi trường thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang đã cùng các thành viên phối hợp với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hiệp Hòa, lãnh đạo huyện Hiệp Hòa đi kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch của một số doanh nghiệp (DN) trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.

Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại công ty Pan Pacific, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, vừa đúng lúc công ty đang tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 1.500 lao động. Lãnh đạo công ty cho biết hiện đã xét nghiệm cho toàn bộ CBNV một lần vào 21-22/5, đây là lần thứ 2.

Lãnh đạo công ty cho biết một số phương án phòng chống dịch của công ty đã triển khai như phát cho các lao động mỗi người 1 hộp khẩu trang; bố trí sát khuẩn tại các cửa ra vào; đo thân nhiệt trước xưởng; đặt vách ngăn nhà ăn, phân ca ăn theo giờ; tuyên truyền thường xuyên qua loa... Hiện DN đang đặt mua tấm chắn giọt bắn cho CN và triển khai từ tuần sau.

Tiếp theo, đoàn đến công ty Philko Vina, cũng là một DN chuyên gia công hàng dệt may xuất khẩu. Tương tự như công ty Pan Pacific, cả ngàn công nhân đang tập trung sản xuất trong một phân xưởng, chỉ đeo khẩu trang và không có giãn cách.

Sau khi đi kiểm tra các xưởng sản xuất, khu vệ sinh, bếp ăn…, chứng kiến việc sản xuất tập trung trong xưởng với cả nghìn công nhân, ông Dương Chí Nam, đại diện Tổ công tác đề xuất phương án: “Đề nghị công ty cần vừa giãn cách sản xuất với các nhóm 30 người, có phân vùng, vách ngăn, hạn chế tiếp xúc. Cùng với đó, công ty cần có biện pháp xét nghiệm 1 tuần/ lần đối với toàn bộ lao động”.

{keywords}
Tổ công tác đang đề xuất các biện pháp phòng dịch với lãnh đạo công ty và huyện Hiệp Hòa.

Cần giãn cách sản xuất và tăng cường xét nghiệm

Khó khăn mà các lãnh đạo DN đưa ra đều là vấn đề kinh phí xét nghiệm. “Việc giãn cách sản xuất có thể có phương án xử lý. Về xét nghiệm, hiện DN phải tự trả phí. Chúng tôi phải trả 235.000 đồng/người/lần xét nghiệm. Nếu việc xét nghiệm 1 tuần/lần cho vài nghìn lao động thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể đảm đương được” - giám đốc người Hàn Quốc của công ty Pan Pacific bộc bạch với đoàn làm việc.

Làm việc với lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và đại diện các công ty trên địa bàn, ông Dương Chí Nam đặc biệt lưu ý đến khâu xét nghiệm và việc giãn cách sản xuất: “Huyện Hiệp Hòa tuy không phải điểm nóng về dịch, nhưng không thể lơ là công tác phòng dịch trong DN. Bởi lẽ hầu hết là các DN dệt may, với số lượng mỗi xưởng sản xuất thường có từ 1.000 đến 4.000 lao động, mà lại sản xuất tập trung như thế này thì khi không may xuất hiện một ca F0 thì giải quyết sẽ vô cùng phức tạp, không kém gì một Hosiden thứ 2”.

Các giải pháp mà Tổ giám sát Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế đưa ra là các DN cần sớm lập kế hoạch giãn cách sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó khi phát hiện đối tượng F0, F1. Về phía huyện, cần tổ chức giám sát, đôn đốc các DN tuân thủ chặt các quy định của BCĐ Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19.

“Sau đây Tổ công tác sẽ có tham mưu cho lãnh đạo tỉnh để nâng cao vấn đề phòng chống dịch COVID-19 ở các DN nằm ngoài các KCN. Về khâu XN, DN cần có giải pháp xét nghiệm toàn bộ 1 tuần/lần trong tháng cao điểm, sau đó có thể giãn dần. Về kinh phí xét nghiệm, chúng tôi có thể sẽ nghiên cứu phương án gộp mẫu để giảm chi phí cho DN. Nếu không đáp ứng được, khi phát hiện bất kể 1 ca dương tính nào, sẽ buộc phải đóng cửa cả nhà máy, và khi đó gánh nặng sẽ ngoài sức tưởng tượng”. – ông Nam nhấn mạnh.

Khánh Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !