Dịch ở Bắc Giang từ nan giải tới đón đầu chặn virus

Dịch ở Bắc Giang là biến chủng mới với khả năng lây truyền mạnh, tốc độ nhanh, dịch tễ xuất hiện ở khu công nghiệp nên số lượng ca bệnh lên tới hàng nghìn người. Bộ Y tế tham mưu xây dựng các phương án chống dịch khẩn cấp.

 

Khoanh vùng xét nghiệm

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 2454/QĐ-BYT ngày 18/5/2021 của Bộ Y tế. Ngay khi được thành lập, Trưởng Bộ phận thường trực đã phân công nhiệm vụ các thành viên trong bộ phận phụ trách về công tác điều tra, giám sát dịch tễ; xét nghiệm; cách ly y tế và xử lý môi trường và điều trị. Các thành viên đã tích cực chủ động tham mưu, phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch

Covid-19 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát mạnh thông qua các cuộc họp, bàn thảo, bám sát thực địa,...

Đợt dịch lần này tại Bắc Giang so với các làn sóng dịch trước đó tại Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hải Dương có rất nhiều điểm khác về quy mô, tốc độ lây lan lẫn mức độ nguy hiểm của biến chủng Delta của SARS-CoV-2 được ghi nhận lần đầu tại Ấn Độ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tỉnh Bắc Giang và Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế gặp phải vấn đề nan giải, khi quy mô lây lan dịch bệnh tại địa phương diễn ra nhanh trên diện rộng, xuất hiện số lượng lớn ca mắc ở nhiều ổ dịch. Đặc biệt do dịch xảy ra trong khu công nghiệp nên số lượng công nhân có liên quan dịch tễ tại ổ dịch quá lớn, lên tới vài chục nghìn người, dẫn tới thực tế là không thể tổ chức cách ly tập trung hết được những người này.

Để ứng phó tình huống cấp bách trên, các chuyên gia của Bộ Y tế thuộc Tổ điều tra, giám sát dịch tễ do PGS. TS. Trần Như Dương đứng đầu, đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nhanh chóng phong tỏa ngay các khu dân cư tập trung đông công nhân có nguy cơ cao như: Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng, Quang Biểu, v.v..

{keywords}
Các chốt phong tỏa chống dịch ở Bắc Giang. 

Đưa thiết chế cách ly tập trung vào những khu vực này để thiết lập mô hình khu cách ly y tế tập trung tại chỗ (với sự tham gia đầy đủ của các lực lượng quân đội, công an, y tế và lắp camera giám sát trong khu dân cư) nhằm khoanh vùng, khống chế dịch ngay. Thực hiện nghiêm ngặt việc nội bất xuất, ngoại bất nhập không cho nguồn lây có cơ hội thoát ra ngoài để lây lan sang các địa phương khác. 

Cấp tốc xây dựng bệnh viện dã chiến

Với tình hình số ca mắc lên đến gần 3000 trường hợp mắc, dự báo trong những ngày tới, số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng cao. Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Tổ trưởng điều trị Bộ phận thường trực, không thể nào thiết lập nhiều bệnh viện dã chiến cùng một lúc vì rất tốn kém và mất thời gian, mà phải đưa phương án khác phù hợp hơn.

Các cơ sở này có nhiệm vụ tiếp nhận những ca dương tính không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tuỳ theo mức độ lâm sàng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tất cả bệnh nhân ở đây đều có bệnh án, được theo dõi y tế như ở bệnh viện: được xét nghiệm, chụp X-quang để theo dõi diễn tiến của phổi, cùng với các hỗ trợ về mặt sức khỏe để bệnh nhân nhanh hồi phục và giảm nguy cơ diễn biến nặng. Do các lực lượng hỗ trợ, được phân công cho các Bệnh viện (BV), cơ sở y tế khác trên địa bàn như BV Ung bướu, BV Phục hồi chức năng,...

Đặc biệt,  tổ điều trị nhận thấy biểu hiện lâm sàng của ca bệnh khác với đợt dịch trước. Cụ thể là ngay cả những người trẻ không có bệnh nền thì diễn biến tổn thương phổi cũng rất nhanh, thường xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, chỉ cần từ khi có triệu chứng sau vài ngày đã xuất hiện mờ trắng hai bên phổi. Do đó, nguy cơ tử vong có thể ở các nhóm độ tuổi. Vì vậy, để đáp ứng dự báo tình hình số ca mắc tăng nặng, phương án thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) lớn nhất từ trước đến nay đã được ra đời, đáp ứng yêu cầu với đầy đủ hệ thống và phương tiện cần thiết.

Ngoài việc lựa chọn BV Phổi Bắc Giang để thiết lập trung tâm hồi sức tích cực với 58 giường. Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) quy mô lớn nhất miền Bắc với 101 giường đã được ra mắt ngày 04/6/2021 sau 5 ngày khẩn trương triển khai thi công. Cụ thể, tầng 1 có 23 giường hồi sức với đầy đủ oxy, khí nén và hệ thống hút trung tâm; tầng 2-3 với 52 giường có hệ thống oxy và khí nén; tầng 4 có 26 giường có oxy không có khí nén. Hệ thống thiết bị máy móc bao gồm: 60 máy thở, máy siêu âm mới, máy chụp X quang... có thể thực hiện hồi sức mức độ cao nhất như ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu, thở máy,... giường thở máy lên đến 70 bệnh nhân thở máy liên tục.

Để vận hành được trung tâm ICU này, Bộ Y tế đã huy động các kíp chuyên môn kỹ thuật từ các BV Trung ương, BV tuyến tỉnh để cùng tham gia vận hành. Qua đây cũng là dịp để các y bác sĩ ở tỉnh Bắc Giang trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để tham gia vào điều trị bệnh nhân nặng trong đợt dịch này.

 Khánh Chi 

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !