Chuyện về người mẹ Việt Nam anh hùng 107 tuổi trên đất Tây Nguyên

Dù năm nay đã ngoài 100 tuổi nhưng mỗi lần kể về những ký ức trong thời kỳ kháng chiến, mẹ Buội vẫn nhớ rõ từng chi tiết như chuyện vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Mẹ Buội chụp hình chung cùng các đoàn thể tại địa phương

Những người con ngã xuống

Nhân dịp đất nước chuẩn bị lễ kỷ niệm 73 năm Quốc khánh 2/9, PV có dịp tìm về nhà mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Buội (SN 1911, tổ dân phố 4, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) để được nghe mẹ kể lại những câu chuyện bi hùng trong năm tháng “mưa bom bão đạn”.

Nay mẹ đã già (107 tuổi), sức khỏe yếu, mọi hoạt động cá nhân như ăn uống, đi lại phải nhờ đến sự giúp đỡ của con cháu. Thế nhưng, khi được hỏi về những ký ức trong thời kỳ kháng chiến, mẹ vẫn nhớ mồn một như chuyện mới vừa xảy ra hôm qua.

Mẹ cho biết, quê mình ở thôn 3, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ, mẹ Buội là cô gái xinh đẹp có tiếng trong vùng khiến bao chàng trai say đắm. Thế nhưng, vì thương cha mẹ vất vả, khổ cực, đến gần 30 tuổi mẹ mới chịu lập gia đình.

Đau đớn thay, khi con trai đầu của mẹ là anh Nguyễn Tuất (SN 1944) vừa tròn 1 tuổi thì người chồng lâm bệnh nặng, qua đời. Về sau, mẹ “đi thêm bước nữa” với ông Lê Bạn (SN 1901), một đội trưởng du kích dũng cảm, tài trí của xã Điện Dương, huyện Điện Bàn hồi đó.

Đến năm 1952, thực dân Pháp bất ngờ đổ bộ vào làng mẹ đốt phá nhà cửa, giết hại người dân. Lúc đó, mẹ Buội dắt con thơ chạy ra bờ biển để tránh nạn và không may bị trúng bom, đứt mất cánh tay trái. May sao, khi mẹ mất nhiều máu, ngất xỉu thì được bà con phát hiện và cứu sống.

Năm 1958, vợ chồng mẹ đưa các con lên xã 10, vùng căn cứ H5 (thuộc địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk hiện nay) để tiếp tục hoạt động cách mạng theo yêu cầu của tổ chức. Lúc này, con riêng của mẹ là anh Nguyễn Tuất vẫn ở lại Quảng Nam với người thân bên nội. Khi lớn lên, anh Đãi tham gia kháng chiến theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Giữa mẹ Buội và ông Lê Bạn có 8 người con, trong đó, anh Lê Văn Đãi (SN 1952) là con trai duy nhất của gia đình. Khi vừa tròn 16 tuổi, anh Đãi cũng tham gia cách mạng, trở thành Tiểu đội trưởng trẻ nhất ở đơn vị K2, Thị đội Buôn Ma Thuột trong thời kỳ chống Mỹ.

Tổng cộng, gia đình mẹ Buội có 7 người tham gia cách mạng. Và rồi, trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt ấy, mẹ Buội và gia đình đã phải gánh chịu những vết thương lòng khôn nguôi, những mất mát không gì bù đắp được. Đó là năm 1966, trong trận đánh vào thị trấn Duy Xuyên (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), anh Nguyễn Tuất (con trai riêng của mẹ với người chồng trước) đã hy sinh. Đến năm 1971, trong một trận đánh không cân sức với quân địch trên địa bàn huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, anh Đãi cũng ngã xuống vì nền độc lập-tự do của dân tộc.

Một người mẹ anh hùng

Mẹ Buội cùng các con gái chụp hình kỷ niệm

Sự hy sinh của anh Tuất, anh Đãi khiến mẹ Buội đau đớn đến tột cùng. Thế nhưng, mẹ không lùi bước, mẹ luôn động viên chồng và các con gái bền tâm, vững chí, bám đất bám làng để diệt giặc, cứu nước.

Trong thời kỳ chống Mỹ, mẹ Buội là một giao liên có tiếng trong vùng căn cứ H5. Hằng ngày, mẹ thường đóng giả làm người đi mò cua bắt ốc, đi lấy củi hoặc đi hái rau rừng để nắm bắt tình hình của địch về báo cáo lại cho tổ chức. Ngoài ra, mẹ và các con gái cũng đào hầm bí mật nuôi bộ đội, làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm cho quân ta trong thời kỳ kháng chiến cứu nước.

Năm 1971, giặc Mỹ nghi ngờ, bắt mẹ về đồn để tra tấn, lấy lời khai. Thế nhưng, sau 6 tháng giam cầm, tra tấn mẹ tại nhà tù Buôn Ma Thuột mà không lấy được bất cứ thông tin nào, quân địch đã thả mẹ về.

Mẹ kể: “Hồi đó tôi gầy còm, lại bị cụt tay. Quân địch thấy tôi hay lảng vảng ở những điểm xung yếu, hành tung không rõ ràng nên bắt về tra tấn, hỏi cung chứ không có bằng chứng. Say này, khi không khai thác được gì, lại thấy tôi quá hom hem nên chúng thả về”.

Cũng theo lời mẹ Buội, khi mẹ vừa được thả về thì hay tin người con gái thứ 3 của mình là Lê Thị Nga (SN 1949) cũng bị địch bắt. Với ý chí sắt đá, với lòng kiên trung của con nhà cách mạng nòi, bà Nga cũng không hé răng nửa lời dù chịu nhiều cực hình trong nhà hỏi cung như kích điện, đổ nước xà bông vào tai…

Cuối cùng, giặc Mỹ cũng đành thả bà Nga về vì không có bằng chứng, không khai thác được thông tin gì. Khi trở về, bà Nga cùng mẹ và các em gái tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.

Khi hòa bình lập lại, mẹ Buội cùng chồng về sinh sống tại huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk). Năm 2007, chồng mẹ qua đời vì tuổi cao, sức yếu. Sau này, mẹ về sống với vợ chồng con gái là Lê Thị Phương và con rể Phùng Viết Khắp tại tổ dân phố 4, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar. Được biết, ông Khắp, bà Phương đều là bộ đội nghỉ hưu.

Với những đóng góp cho cách mạng, năm 2014, mẹ Buội được Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Hiện tại, ngoài việc nhang khói cho 2 liệt sĩ là con ruột của mình, mẹ Buội còn thờ cúng 2 liệt sĩ khác là chú ruột và cháu ruột đã hy sinh trong thời kỳ chống Mỹ.

Trần Nhân

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !