Chung tay hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 5,6 triệu trẻ em nghèo đa chiều. Trong đó 50% trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em nghèo. Hơn 36% trẻ em dân tộc thiểu số còn chưa được dùng nước sạch, dịch vụ y tế, chưa được tiếp cận kịp thời các dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588, phê duyệt Đề án "Vận động xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025".

Việt Nam đã cam kết thực hiện 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững tới năm 2030 của Liên Hợp Quốc nhằm đảm bảo cuộc sống mạnh khỏe và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người, để không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.

Một trong 3 mục tiêu đề án thực hiện là hỗ trợ để có nhiều hơn điểm trường, lớp học trở thành điểm văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em. (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số vùng miền núi được triển khai như chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện cho nhiều trẻ em nghèo được đến trường...

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, đề án "Vận động xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025" được phát động bắt đầu với phong trào lớn cả nước chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số.

Đây được xem là giải pháp tăng cường điều phối các nguồn lực xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi.

Theo đó, đề án sẽ gồm 3 mục tiêu được tập trung thực hiện: Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em thông qua khám chữa bệnh, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; Hỗ trợ để có nhiều hơn điểm trường, lớp học trở thành điểm văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em; Hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em.

Mục tiêu của đề án là vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em thông qua khám chữa bệnh, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; hỗ trợ trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em.

Các hoạt động chủ yếu của đề án là tăng cường công tác truyền thông, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực cho việc thực hiện đề án. Vận động, hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ thực hiện đề án. Thường xuyên cung cấp cho các nhà tài trợ kế hoạch, nhu cầu cần hỗ trợ của các địa phương.

Đồng thời điều phối việc hỗ trợ cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi về khám chữa bệnh, dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; vui chơi, giải trí cho trẻ em; đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi.

Ngoài ra, đề án cũng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, hàng năm, xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực. Điều phối, vận động và lồng ghép, sử dụng các nguồn lực một cách công khai, minh bạch, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các bộ, ngành, các cấp.

Đa dạng hóa nguồn lực, phương thức hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của các địa phương và đối tượng hưởng lợi.

Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp, vận động nguồn lực thực hiện Đề án.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì triển khai vận động các nguồn lực để thực hiện Đề án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn các địa phương đánh giá nhu cầu của trẻ em; điều phối việc vận động nguồn lực và triển khai hỗ trợ trẻ em.

Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 5,6 triệu trẻ em nghèo đa chiều. Trong đó 50% trẻ em dân tộc thiếu số là trẻ em nghèo. Hơn 36% trẻ em dân tộc thiểu số còn chưa được dùng nước sạch, dịch vụ y tế, chưa được tiếp cận kịp thời các dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Tỷ lệ học sinh mầm non đến trường ở các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp. Hầu hết các xã miền núi đặc biệt khó khăn còn thiếu điểm vui chơi cho trẻ em.

H.Yến

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !