Chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về Luật cảnh sát biển

Nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về chủ quyền biển đảo, về Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và tác hại của ma túy… là nhiệm vụ quan trọng được lực lượng cảnh sát biển đặc biệt quan tâm.

{keywords}
Đội tuyên truyền, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phát tờ rơi cho học sinh  (ảnh Thanh Tùng) 

Theo đó, tại các đơn vị công tác này luôn được triển khai tích cực.  Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 2 là ví dụ điển hình khi đơn vị này đã tổ chức  buổi tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển Việt Nam và phòng chống ma túy cho hơn 1.750 cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân trên địa bàn về chủ quyền biển đảo, về Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và tác hại của ma túy; giáo dục kỹ năng phòng chống ma túy cho học sinh, sinh viên trên địa bàn; thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Tại buổi tuyên truyền, báo cáo viên Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 2 đã giới thiệu đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT Nghèn về Luật Cảnh sát biển Việt Nam và cung cấp thông tin về tình hình tội phạm ma túy trên vùng biển miền Trung, làm rõ các tác hại của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp và các thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy; trang bị một số kiến thức và kỹ năng phòng chống ma túy cho học sinh của nhà trường.

Cụ thể, Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều; được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 19/11/2018; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Luật Cảnh sát biển Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Theo quy định của Luật, Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh đến đơn vị cấp cơ sở. Hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển;

Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

Luật cũng đã thể chế hóa đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững: “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật trên biển” - đây là điểm mới về vị trí của Cảnh sát biển Việt Nam;

Đồng thời Luật cũng quy định: “Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền”.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Luật quy định 7 nhóm nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam, trong đó bổ sung mới 2 nhiệm vụ, một là tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý tình huống quốc phòng, an ninh trên biển; hai là tiếp nhận, sử dụng nhân lực tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền.

Luật cũng quy định 10 quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam trên cơ sở tập hợp hoá các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; bổ sung 3 quyền hạn mới cho Cảnh sát biển Việt Nam gồm: Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp; Đề nghị tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

Song song với việc giới thiệu về Luật cảnh sát biển, tổ tuyên truyền đã phát hơn 3.500 tờ rơi, áp phích tuyên truyền các loại; trao tặng 50 cuốn Luật Cảnh sát biển và 12 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Đây là hoạt động thiết thực, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân đối với công tác phòng chống ma túy, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo và Lực lượng Cảnh sát biển đối với các đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn quản lý; đồng thời nâng cao tình đoàn kết giữa đơn vị và nhân dân địa phương.

H. Anh

Chùm ảnh: Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tặng quốc kỳ, khám chữa bệnh miễn phí cho ngư dân ven biển Nghệ An

 2.000 lá cờ Tổ quốc, 20 túi cứu thương từ chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phối hợp cùng Báo Người lao động trao tặng cho bà con ngư dân tỉnh Nghệ An.

Chùm ảnh: Tuyên truyền cho bà con Nghệ An về Luật Cảnh sát biển

Trong hai ngày 4 - 5/12, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển đã phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo”

Tuyên truyền pháp luật cho bà con ngư dân huyện Nghi Lộc (Nghệ An)

Sáng 5/12, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp cùng một số cơ quan tổ chức hội nghị tuyên truyền và tặng cờ Tổ quốc, tặng quà, khám bệnh miễn phí cho nhân dân tại tỉnh Nghệ An.

Trao 2.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Nghệ An

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi công tác dân vận "Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo" do Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức.

[Ảnh] Cảnh sát biển tích cực nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

Nâng cao chất lượng huấn luyện trong toàn quân luôn là nhiệm vụ quan trọng được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nghiêm túc thực hiện.

[Chùm ảnh] Cảnh sát biển tuyên truyền cho bà con, ngư dân, học sinh về pháp luật

Bằng nhiều hình thức, trong những năm qua, lực lượng cảnh sát biển đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền cho bà con ngư dân, học sinh các trường về chủ quyền biển đảo, Luật Cảnh sát biển Việt Nam...

Chùm Ảnh: Cảnh sát biển tặng quà, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ

Trong nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát biển đã thực hiện tốt công tác dân vận, luôn đồng hành cùng bà con, ngư dân. Theo đó, trong đợt lũ lụt ở Miền Trung vừa qua, cảnh sát biển đã tích cực hỗ trợ bà con vùng lũ.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, đồng bào tôn giáo Đồng Nai

Ngày 28/11, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 3 phối hợp Đoàn Trinh sát số 2 và UBND xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai tổ chức tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam và phòng, chống ma túy.

Tuyên truyền luật Cảnh sát biến cho đồng bào tôn giáo

Ngày 28/11, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 3 phối hợp Đoàn Trinh sát số 2 và UBND xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai tổ chức tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho hơn 300 cán bộ, nhân dân, đồng bào tôn giáo xã Phú Hữu.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Trường Sĩ quan Chính trị đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !