Tăng cường tuyên truyền Luật cảnh sát biển cho cán bộ, nhân dân Tp. Bà Rịa

Công tác tuyên truyền, biển, đảo; phổ biến Luật Cảnh sát biển của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 là một nội dung hết sức cần thiết đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Tp. Bà Rịa, đặc biệt trong tình hình hiện nay.

 

{keywords}
Ngư dân ven biển tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo 


Sáng 12/6, tại Hội nghị báo cáo viên cấp thành phố tháng 6/2020, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy Bà Rịa tổ chức tuyên truyền biển, đảo; Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho hơn 200 đồng chí là lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Thành ủy, các đồng chí báo cáo viên do Thành ủy quản lý, các đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố. 

Thượng tá Hoàng Ngọc Thiện - Phó Chủ nhiệm Chính trị BTL Vùng đã thông tin vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cách xác định về vùng nội thủy, đường cơ sở, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc vùng biển Việt Nam, theo công ước Luật Biển năm 1982; tình hình an ninh, an toàn biển, đảo của nước ta hiện nay; Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018; quan điểm, chủ trương, đối sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề trên biển.

Theo đó, Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều; được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 19/11/2018; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.

Tại  Điều 14, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về sử dụng  vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cụ thể như sau:

Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng vào tàu thuyền trên biển, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

b) Khi biết rõ tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn;

c) Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;

d) Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.

Trường hợp nổ súng theo quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.

Ngoài ra, tại Điều 16, Luật cũng quy định về huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự.

Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

Việc huy động theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt.

Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Cảnh sát biển Việt Nam.

Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam…

Được biết, thời gian tiếp theo, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 và Ban Tuyên giáo Thành ủy Bà Rịa tiếp tục phối hợp tuyên truyền về biển, đảo; phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại các phường, xã trên địa bàn thành phố nhằm góp phần giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của biển, đảo của Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển.

Qua đó tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng giữa chính quyền địa phương với Lực lượng Cảnh sát biển nói chung và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 nói riêng trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

H. Anh 

Chùm ảnh: Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tặng quốc kỳ, khám chữa bệnh miễn phí cho ngư dân ven biển Nghệ An

 2.000 lá cờ Tổ quốc, 20 túi cứu thương từ chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phối hợp cùng Báo Người lao động trao tặng cho bà con ngư dân tỉnh Nghệ An.

Chùm ảnh: Tuyên truyền cho bà con Nghệ An về Luật Cảnh sát biển

Trong hai ngày 4 - 5/12, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển đã phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo”

Tuyên truyền pháp luật cho bà con ngư dân huyện Nghi Lộc (Nghệ An)

Sáng 5/12, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp cùng một số cơ quan tổ chức hội nghị tuyên truyền và tặng cờ Tổ quốc, tặng quà, khám bệnh miễn phí cho nhân dân tại tỉnh Nghệ An.

Trao 2.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Nghệ An

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi công tác dân vận "Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo" do Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức.

[Ảnh] Cảnh sát biển tích cực nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

Nâng cao chất lượng huấn luyện trong toàn quân luôn là nhiệm vụ quan trọng được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nghiêm túc thực hiện.

[Chùm ảnh] Cảnh sát biển tuyên truyền cho bà con, ngư dân, học sinh về pháp luật

Bằng nhiều hình thức, trong những năm qua, lực lượng cảnh sát biển đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền cho bà con ngư dân, học sinh các trường về chủ quyền biển đảo, Luật Cảnh sát biển Việt Nam...

Chùm Ảnh: Cảnh sát biển tặng quà, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ

Trong nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát biển đã thực hiện tốt công tác dân vận, luôn đồng hành cùng bà con, ngư dân. Theo đó, trong đợt lũ lụt ở Miền Trung vừa qua, cảnh sát biển đã tích cực hỗ trợ bà con vùng lũ.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, đồng bào tôn giáo Đồng Nai

Ngày 28/11, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 3 phối hợp Đoàn Trinh sát số 2 và UBND xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai tổ chức tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam và phòng, chống ma túy.

Tuyên truyền luật Cảnh sát biến cho đồng bào tôn giáo

Ngày 28/11, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 3 phối hợp Đoàn Trinh sát số 2 và UBND xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai tổ chức tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho hơn 300 cán bộ, nhân dân, đồng bào tôn giáo xã Phú Hữu.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Trường Sĩ quan Chính trị đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !