Tuyên truyền cho bà con ngư dân tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 18/7, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP. Hải Phòng) đã diễn ra buổi tuyên truyền về hiệu lực Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ cho bà con ngư dân đang sinh sống, làm ăn tại huyện đảo.

{keywords}
Ngư dân ven biển (ảnh minh họa: Ngọc Chung)

Đây là hoạt động do Trạm 1 Cảnh sát biển - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp Đoàn thanh niên Cảng vụ Hải Phòng, Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ tổ chức.

Thời điểm này, tại khu vực âu cảng Bạch Long Vĩ có rất nhiều phương tiện tàu thuyền đánh bắt hải sản của bà con ngư dân các tỉnh đang neo đậu. Tại đây, lực lượng chức năng đã tiến hành phát 200 tờ rơi tuyên truyền về nội dung hiệu lực của Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc bộ; trao tặng 50 phao tròn, 100 áo phao và cờ Tổ quốc cho bà con ngư dân.

Theo nội dung tuyên truyền, ngày 29/6/2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cho Đại sứ quán nước ta tại Bắc Kinh nêu rõ quan điểm của Trung Quốc muốn kết thúc hoàn toàn Hiệp định hợp tác nghề cá mà chính phủ hai nước đã ký kết năm 2000 và không tiếp tục gia hạn; Đề nghị hai bên đàm phán, ký văn bản hợp tác mới để thay thế Hiệp định hợp tác nghề cá này. Trước khi hai bên đạt được thỏa thuận về hiệp định mới, mỗi bên tự quản lý tàu cá, ngư dân của mình theo đường phân định vịnh Bắc Bộ.

Hoạt động tuyên truyền trên đã góp phần giúp bà con ngư dân - những người trực tiếp khai thác thủy hải sản trên biển nắm được những thông tin, tình hình liên quan đến hiệu lực của Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng cũng như chấp hành nghiêm luật pháp quốc tế và Việt Nam khi tham gia đánh bắt; động viên tinh thần bà con an tâm vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Trước đó, theo Hiệp định hợp tác nghề cá mà chính phủ hai nước đã ký kết năm 2000 ở điều 12 phần IV về vùng đệm cho tàu cá nhỏ đã quy định rõ:

Ðể tránh xảy ra tranh chấp do việc tàu cá loại nhỏ của hai Bên ký kết đi nhầm vào lãnh hải của Bên ký kết kia, hai Bên ký kết thiết lập vùng đệm cho tàu cá loại nhỏ ở vùng giáp giới lãnh hải của hai nước, chiều dài tính từ điểm đầu tiên của đường phân định kéo về phía Nam theo đường phân định 10 hải lý, chiều rộng lùi về mỗi phía 3 hải lý tính từ đường phân định, phạm vi cụ thể được tạo thành bởi các đoạn thẳng tuần tự nối các điểm sau đây:

Ðiểm 1: Vĩ độ 21o28'12.5" Bắc  -  Kinh độ 108o06'04.3" Ðông

Ðiểm 2: Vĩ độ  21o25'40.7" Bắc  - Kinh độ  108o02'46.1" Ðông

Ðiểm 3: Vĩ độ 21o17'52.1"  Bắc  - Kinh độ 108o04'30.3" Ðông

Ðiểm 4: Vĩ độ  21o18'29.0" Bắc  - Kinh độ 108o07'39.0" Ðông

Ðiểm 5: Vĩ độ 21o19'05.7" Bắc  -  Kinh độ 108o10'47.8" Ðông

Ðiểm 6: Vĩ độ  21o25'41.7" Bắc -  Kinh độ 108o09'20.0" Ðông

Ðiểm 7: Vĩ độ 21o28'12.5"  Bắc - Kinh độ    108o06'04.3" Ðông

Nếu một Bên ký kết phát hiện tàu cá loại nhỏ của Bên ký kết kia vào hoạt động nghề cá trong vùng đệm cho tàu cá loại nhỏ thuộc vùng nước của mình có thể cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tàu đó rời khỏi vùng nước đó, nhưng nên kiềm chế: không bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực; nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến hoạt động nghề cá thì nên báo cáo Ủy ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt-Trung để giải quyết; nếu xảy ra những tranh chấp ngoài hoạt động nghề cá thì do các cơ quan có thẩm quyền liên quan của mỗi nước giải quyết theo luật pháp của nước mình.

Hiệp định hợp tác nghề cá có ý nghĩa nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc; bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước Hiệp định ở vịnh Bắc Bộ và tăng cường hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.


Theo Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai Bên ký kết đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, tọa độ địa lý của 21 điểm này như sau:

Ðiểm số 1: Vĩ độ 21o28'12".5 Bắc - Kinh độ 108o06'04".3 Ðông

Ðiểm số 2: Vĩ độ 21o28'01".7 Bắc - Kinh độ 108o06'01".6 Ðông

Ðiểm số 3: Vĩ độ 21o27'50".1 Bắc - Kinh độ 108o05'57".7 Ðông

Ðiểm số 4: Vĩ độ 21o27'39".5 Bắc - Kinh độ 108o05'51".5 Ðông

Ðiểm số 5: Vĩ độ 21o27'28".2 Bắc - Kinh độ 108o05'39".9 Ðông

Ðiểm số 6: Vĩ độ 21o27'23".1 Bắc - Kinh độ 108o05'38".8 Ðông

Ðiểm số 7: Vĩ độ 21o27'08".2 Bắc - Kinh độ 108o05'43".7 Ðông

Ðiểm số 8: Vĩ độ 21o16'32" Bắc - Kinh độ 108o08'05" Ðông

Ðiểm số 9: Vĩ độ 21o12'35" Bắc - Kinh độ 108o12'31" Ðông

Ðiểm số 10: Vĩ độ 20o24'05" Bắc - Kinh độ 108o22'45" Ðông

Ðiểm số 11: Vĩ độ 19o57'33" Bắc - Kinh độ 107o55'47" Ðông

Ðiểm số 12: Vĩ độ 19o39'33" Bắc - Kinh độ 107o31'40" Ðông

Ðiểm số 13: Vĩ độ 19o25'26" Bắc - Kinh độ 107o21'00" Ðông

Ðiểm số 14: Vĩ độ 19o25'26" Bắc - Kinh độ 107o12'43" Ðông

Ðiểm số 15: Vĩ độ 19o16'04" Bắc - Kinh độ 107o11'23" Ðông

Ðiểm số 16: Vĩ độ 19o12'55" Bắc - Kinh độ 107o09'34" Ðông

Ðiểm số 17: Vĩ độ 18o42'52" Bắc - Kinh độ 107o09'34" Ðông

Ðiểm số 18: Vĩ độ 18o13'49" Bắc - Kinh độ 107o34'00" Ðông

Ðiểm số 19: Vĩ độ 18o07'08" Bắc - Kinh độ 107o37'34" Ðông

Ðiểm số 20: Vĩ độ 18o04'13" Bắc - Kinh độ 107o39'09" Ðông

Ðiểm số 21: Vĩ độ 17o47'00" Bắc - Kinh độ 107o58'00" Ðông

 

H.Anh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !