Quảng Ninh phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết số 36

Sau 2 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quảng Ninh phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế biển.

Phát triển đi đôi bảo vệ môi trường

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 36-NQ/TW), Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Chương trình hành động số 27-Ctr/TU ngày 27/3/2019.

Theo đó, Quảng Ninh đặt nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế biển bền vững và tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đáng chú ý Quảng Ninh vẫn là điểm du lịch biển hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Trong giai đoạn từ 2015 - 2019, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt hơn 52 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch tăng 2,7 lần (bình quân tăng 23%/năm). Riêng năm 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 29 nghìn tỷ đồng, đóng góp vào thu ngân sách nội địa của ngành du lịch đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh Quảng Ninh.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nền của dịch Covid-19 nhưng sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động đang dần trở lại với nhịp sống bình thường, ngành du lịch đã có dấu hiệu hồi phục tốt. Điển hình là tại các điểm như Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô... Thông qua các hoạt động kích cầu, dần thu hút khách du lịch nội địa trở lại với các điểm du lịch với phương châm “Du lịch Quảng Ninh, an toàn và thân thiện”. 9 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ninh vẫn đón được hơn 7 triệu lượt khách.

Du lịch Quảng Ninh đã và đang tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…

{keywords}
Ảnh minh họa

Để bám sát những nội dung của Nghị quyết số 36, Quảng Ninh tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng – an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng của các hoạt động du lịch và dịch vụ. Khai thác hiệu quả lợi thế kinh tế biên mậu và kinh tế cảng biển; xây dựng khu kinh tế ven biển… gắn liền với bảo vệ môi trường, quốc phòng-an ninh.

Xây dựng thêm khu kinh tế ven biển

Mới đây nhất, Thủ tưởng Chính phủ đã ký quyết định số 29 về việc thành lập khu kinh tế ven biển Quảng Yên, Quảng Ninh. Quyết định này tạo thêm đà để Quảng Ninh phát triển toàn diện kinh tế biển với khu kinh tế Vân Đồn.

Theo quyết định, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh với diện tích 13.303 ha gồm:

Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên có diện tích 6.403,7 ha. Trong đó, thành phố Uông Bí 2.551 ha thuộc 5 phường (Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung và Trưng Vương). Thị xã Quảng Yên 3.852,7 ha thuộc 8 xã, phường (Đông Mai, Minh Thành, Sông Khoai, Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Yên Giang, Tân An và Hoàng Tân).

Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc thuộc thị xã Quảng Yên với diện tích 6.899,3 ha thuộc các phường, xã (Nam Hòa, Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải, Tiền Phong, Liên Vị và Liên Hòa, thị xã Quảng Yên). 

Khu kinh tế ven biển Quảng Yên có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của khu kinh tế. Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế ven biển Quảng Yên theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nhằm khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các khu kinh tế ven biển như: Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Thái Bình nhằm phát triển nhóm các khu kinh tế ven biển để phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng khu kinh tế và xây dựng mối liên kết về phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu kinh tế với khu vực lân cận. Kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.

Khánh Chi

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !