Nhiều ca bệnh nguy kịch từ đảo được cấp cứu y tế đường hàng không

Trong thời gian qua, Binh đoàn 18 đã tổ chức nhiều chuyến bay cấp cứu y tế, trong đó có những chuyến bay trên biển xa. Các chuyến bay đều bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và lực lượng, phương tiện của đơn vị.

Gần đây nhất là cấp cứu trường hợp anh Lê Văn Dũng (SN 1965, quê ở Bình Kiến, Tuy Hòa, Phú Yên), là ngư dân tàu cá PY 96932 bị đột quỵ não bán cầu phải ở khu vực quần đảo Trường Sa. Binh đoàn 18 đã triển khai nhanh chóng phương án bay cấp cứu với tổ bay gồm hai phi công cấp 1 là trung tá Phạm Ngọc Hoài và đại úy Nguyễn Trung Kiên sử dụng trực thăng EC-225 số hiệu 8618 thực hiện nhiệm vụ; đồng thời hiệp đồng tốt với Bệnh viện Quân y 175 và các đơn vị liên quan đưa lực lượng y tế đi cùng.

Chiều tối ngày 3/10, máy bay hạ cánh tại quần đảo Trường Sa, đến 22 giờ 20 phút cùng ngày, lực lượng tham gia chuyến bay cùng ngư dân Lê Văn Dũng đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tại Hội nghị công tác Tuyến ngày 18/11/2020 của Bệnh viện 175, Bộ Quốc Phòng, Trung tá Phạm Ngọc Hoài - Phó Giám Đốc Công ty trực thăng Miền Nam – Binh đoàn 18, cho biết từ tháng 3 năm 2017, Công ty được giao nhiệm vụ trực tìm kiếm cứu hộ cứu nạn ngày đêm theo chỉ lệnh số 14/CL-BQP và Chỉ thị số 13/CT-TM của Tổng Tham mưu trưởng từ vĩ tuyến 9 đến vĩ tuyến 11, từ cuối năm 2018 mở rộng thêm từ vĩ tuyến 9 đến 13, từ Tuy Hòa trở vào.

Trong hơn 3 năm qua, Công ty đã thực hiện thành công 18 chuyến bay với hơn 200 giờ bay cấp cứu y tế ở các đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa như Sơn Ca, Thuyền Chài, Phan Vinh, Sinh Tồn và các nhà giàn DK......

Trung tá Phạm Ngọc Hoài cho biết trong tương lai gần, việc cấp cứu bằng đường hàng không rất cần thiết và là phương án tối ưu trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh ngày càng tăng cao. Không chỉ phục vụ người dân trong nước mà còn nhìn thấy tiềm năng lớn trong việc phục vụ cấp cứu bệnh nhân có dịch vụ bảo hiểm quốc tế. Hiện nay, các nước trên thế giới đã sử dụng một cách phổ biến phương tiện cấp cứu đường hàng không, có thể dùng trực thăng hay máy bay chuyên dụng được trang bị dụng cụ y tế và đội ngũ y bác sỹ chuyên nghiệp thực hiện.

{keywords}
Nhiều ca bệnh nguy kịch từ đảo được cấp cứu y tế đường hàng không

Trên thực tế đã có nhiều khách du lịch bị chấn thương, tai nạn đột qụy cần được cấp cứu như ở Côn Đảo, Phú Quốc, Đà Lạt... với cự ly xa, thời gian di chuyển bằng các phương tiện khác quá lâu nên tính mạng dễ bị đe dọa. Ngoài ra do sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc thù hoạt động của bộ đội và các yếu tố khác dễ dẫn đến xảy ra tại nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp đối với quân nhân và cư dân trên các hải đảo và ngư dân trên biển nên vẫn, sẽ tiếp tục cần đến phương tiện chuyên chở cấp cứu bằng trực thăng.

Việc vận chuyển bằng đường hàng không là biện pháp tối ưu, rất hiệu quả để kịp "thời gian vàng" cứu sống người bệnh. Việc sử dụng tàu bay không chỉ vận chuyển con người mà còn giúp vận chuyển cả máu, vật tư y tế ra đảo nếu cần.

Trong thời gian qua, Binh đoàn 18 đã thực hiện các chuyến bay cấp cứu phối hợp với Bệnh viện 175 cứu được rất nhiều người.

Tuy nhiên, Trung tá Phạm Ngọc Hoài cho rằng để công việc này được thực hiện chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, Binh đoàn 18 đưa ra các giải pháp:

Thứ nhất, công tác liên lạc phối hợp triển khai công việc cần thực hiện nhanh hơn từ khâu lập kế hoạch, triển khai bay để rút bớt thời gian máy bay chờ tại sân bay, đồng thời tận dụng “thời gian vàng” trong việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Cần  thiết trang bị số điện thoại trực riêng để bảo đảm thuận tiện cho công tác hiệp đồng.

Thứ hai, cung cấp trước thông tin về số lượng người, trang thiết bị đi kèm, tổng trọng lượng để tổ bay tính toán phương án nạp dầu, bố trí số lượng ghế, vị trí để các trang thiết bị cho phù hợp. Thực tế có chuyến bay cấp cứu lắp cáng đôi, thiết bị mang theo nhiều nên máy bay không đủ ghế ngồi cho các bác sĩ.

Thứ ba, trang thiết bị y tế phục vụ cho việc cấp cứu phải được đóng gói, gắn nhãn mác để tránh bỏ sót hoặc va đập trong quá trình bay để bảo đảm an toàn bay.

Thứ tư, thành viên tổ cấp cứu đường không Bệnh viện 175 bao gồm cả lái xe, nhân viên y tế cần được huấn luyện định kỳ phương thức tiếp cận máy bay, phương thức sử dụng các trang thiết bị an toàn khẩn cấp.

Khánh Chi 

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !