Nhân rộng mô hình giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh, sinh viên

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, thời gian qua mô hình giáo dục biển đảo đã và đang được nhiều trường học thực hiện, có sức lan tỏa cao, hiệu quả thiết thực, được nhiều học sinh, sinh viên đón nhận.

Có thể nói, biên giới, biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước. Việc tuyên truyền, giáo dục tình yêu quê hương, tình yêu biển đảo cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng.

Ngành giáo dục là đơn vị luôn đi đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo trong học sinh, sinh viên nhằm bồi dưỡng, khắc sâu tình yêu biển đảo và để các em thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là mở rộng giáo dục chính khóa và tuyên truyền ngoại khóa cho học sinh cả nước về tiềm năng biển đảo và nhiệm vụ của các thế hệ người dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Trên cơ sở này, các trường học trong cả nước đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền biển đảo trong giáo viên, học sinh, sinh viên nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đưa nội dung về biển, đảo vào giảng dạy trong chương trình THPT môn Địa lý, Lịch sử; lồng ghép các hoạt động ngoài giờ lên lớp; nhiều ngôi trường còn đầu tư xây dựng mô hình, sa bàn biển đảo, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong khuôn viên nhà trường.

{keywords}
Nhân rộng mô hình giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh, sinh viên (ảnh minh họa)

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, những năm gần đây, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Nghệ An, Thanh Hóa đã rất chú trọng đưa việc tuyên truyền biển đảo vào chương trình học tập bằng nhiều hình thức như lồng ghép vào chương trình giảng dạy, tổ chức ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu biển đảo yêu thương…  

Cụ thể, ngành giáo dục Nghệ An cũng đã quan tâm, chú trọng tới công tác giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo. Ngoài các giờ học về biển, đảo trong môn Địa lý, Lịch sử, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Ngành cũng đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức giáo dục chủ quyền biển đảo thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, giờ hát quốc ca đầu tuần; tham gia các cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo; các cuộc vận động ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa.

Hay ngành giáo dục Nghệ An cũng dành nhiều tâm huyết tổ chức các cuộc thi về chủ quyền, tình yêu biển đảo thu hút sự tham gia của nhiều giáo viên cũng rất tâm huyết với vấn đề này nên đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, có nhiều cách dạy hay, sáng tạo để thắp lên tình yêu biển đảo trong các em. 

Giáo dục chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng và phải được đầu tư dài hơi, thế nhưng nội dung này mới chỉ được đưa vào giảng dạy ở chương trình THPT trong sách giáo khoa Địa lý lớp 12.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết: “Đáng lẽ nội dung này phải được đưa vào từ bậc tiểu học chứ đợi đến lớp 12 là quá muộn. Một khó khăn nữa là chúng ta không có kinh phí đầu tư để bổ sung tài liệu tuyên truyền hàng ngày. Không phải trường nào cũng có kinh phí để xây dựng các mô hình, sa bàn, các hoạt động ngoại khóa, vì vậy, việc tuyên truyền mới chỉ bằng miệng chứ chưa có đổi mới, sáng tạo”. 

Một điển hình khác về tuyên truyền giáo dục chủ quyền biển, đảo là Trường tiểu học Hộ Phòng A (thị xã Giá Rai - Bạc Liêu). Trường đã hăng hái đi đầu trong việc vận động nhân dân cùng tham gia giáo dục tình yêu quê hương, biển đảo. Đặc biệt, trong đó có mô hình biển đảo nhân tạo, được xây dựng tại Trường tiểu học Hộ Phòng A, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, giúp các học sinh tiểu học có cảm nhận sâu hơn về biển đảo tươi đẹp, thiêng liêng của Tổ quốc.

Có thể nói, việc tuyên truyền được đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hình thức phong phú nhằm đem đến những hiểu biết liên quan biển đảo và công tác phân giới, cắm mốc chủ quyền. Nổi bật trong số đó, nhiều cơ sở giáo dục đã mạnh dạn đi đầu trong việc vận động nhân dân cùng tham gia giáo dục tình yêu quê hương, biển đảo. 

Hiệu quả từ thực hiện mô hình tuyên truyền tình yêu biển đảo đã tạo được dấu ấn sâu đậm, có sức lan tỏa lớn trong cán bộ đoàn viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Qua đó xây dựng lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương, nâng cao trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hoàng Thanh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !