Nghệ An tìm hướng gỡ khó cho “tàu 67”

Liên quan đến hoạt động của những “tàu 67”, tỉnh Nghệ An cho biết, chỉ khoảng 30% số tàu hoạt động có hiệu quả, trả nợ ngân hàng đúng tiến độ cam kết; còn lại không trả nợ đúng tiến độ, một số tàu đã chuyển sang nợ xấu. 

Khoảng 30% số tàu hoạt động có hiệu quả

Thông báo kết luận của lãnh đạo tỉnh Nghệ An về cuộc họp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định số 67 về một số chính sách phát triển thủy sản cho thấy, từ khi thực hiện Nghị định đến nay ngành thủy sản Nghệ An đã có bước phát triển mạnh và khá đồng bộ.

Theo đó, hạ tầng thủy sản từng bước được đầu tư đồng bộ và hiện đại, cơ cấu đội tàu khai thác được chuyển dịch theo hướng tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến và có khả năng khai thác xa bờ tăng nhanh, tàu nhỏ tàu khai thác ven bờ ngày một giảm dần.

{keywords}
Nghệ An tìm hướng gỡ khó cho “tàu 67”. (Ảnh: Dân Trí)

Năng lực quản trị và vận hành tàu công suất lớn với trang thiết bị hiện đại được nâng cao, hình thành và phát triển nhiều tổ hợp tác, tổ đội khai thác nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác hải sản và vận chuyển vật tư, sản phẩm, nâng cao hiệu quả đánh bắt; đời sống vật chất tinh thần của ngư dân ngày một nâng cao.

Nhờ có đội tàu khai thác xa bờ tăng về số lượng, mở rộng ngư trường nên sản lượng khai thác thủy sản tăng nhanh qua các năm. Năm 2020, sản lượng khai thác biển đạt 179.000 tấn, tăng 80.092 tấn, bằng 196% sao với năm 2014.

Cơ cấu sản phẩm khai thác thay đổi theo hướng tăng nhanh các loài có chất lượng, giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của ngư dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc như chỉ khoảng 30% số tàu hoạt động có hiệu quả, trả nợ ngân hàng đúng tiến độ cam kết; còn lại không trả nợ đúng tiến độ, trong đó một số tàu đã chuyển sang nợ xấu. Hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, ngành chưa cao, chủ yếu là tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở ngư dân trả nợ mà chưa nắm bắt được tình hình cụ thể, các khó khăn vướng mắc cũng như hiệu quả sản xuất của từng chủ tàu để có giải pháp phù hợp. Thực tế khoảng 20% chủ tàu thực sự khó khăn do các điều kiện khách quan. Chưa có các chế tài xử lý đối với các trường hợp như dân có thái độ cố tình không hợp tác, chây ì, không chịu trả nợ.

Do tác động của dịch bệnh và cảnh báo Thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu nên giá sản phẩm thủy hải sản giảm làm ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của các chủ tàu. Ngoài ra, nguồn lợi thủy sản có xu hướng giảm, một số nghề khai thác không còn phù hợp, trong khi chuyển đổi nghề khá tốn kém nên tình hình sản xuất của ngư dân gặp nhiều khó khăn....

Giải pháp gỡ khó

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định 67, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An và các ngân hàng thương mại cho vay theo Nghị định số 67 tổ chức rà soát, làm việc trực tiếp với các chủ tàu thuộc nhóm nợ xấu để đánh giá, phân loại hoạt động sản xuất thực tế của chủ tàu theo các tiêu chí như thật sự có khó khăn không trả được nợ; hoạt động không hiệu quả nhưng có khả năng đầu tư chuyển đổi nghề; khai thác có hiệu quả nhưng chây ỳ trả nợ để tham mưu trình UBND tỉnh có các biện pháp xử lý cụ thể.

Cùng với đó, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức vận hành, khai thác thủy sản của tàu cá nhất là tàu vỏ thép và vật liệu mới cho ngư dân; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định, quy trình duy tu bảo dưỡng tàu cá vỏ thép, quy định về cải hoán, chuyển đổi nghề và thực hiện kiểm tra gia hạn đúng quy định. 

Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch để Ban chỉ đạo cấp tỉnh tiến hành làm việc với ban chỉ đạo các huyện thị để nắm bắt và tham mưu UBND tỉnh xử lý kịp thời các tồn tại, vướng mắc của ngư dân, cũng như công tác thu hồi nợ vay; phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan có liên quan kiểm tra xử lý nghiêm việc khai thác hủy diệt, sử dụng các phương tiện cấm…

Các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách theo Nghị định số 67, Nghị định số 17 để ngư dân hiểu đúng về chính sách của Nhà nước, trong đó phải quán triệt rõ cho các chủ tàu hiểu trách nhiệm trước pháp luật về phần vốn vay của mình; có hình thức thông tin phù hợp về các chủ tàu thực hiện tốt và chưa tốt trong việc trả nợ ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An chỉ đạo các các ngân hàng thương mại phối hợp với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Nghị định số 67, chính quyền địa phương huyện, xã và các chủ tàu căn cứ nội dung phương án sản xuất kinh doanh của chủ tàu đã được thẩm định, phê duyệt để tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, phân loại các trường hợp chưa hoặc không trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết để có hướng xử lý cụ thể, hiệu quả cho từng trường hợp.

Thảo Nguyên

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !