Làm sao giúp học sinh hiểu hơn về tầm quan trọng của biển và hải đảo?

Việc tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo trong trường học là một trong những hoạt động có ý nghĩa lớn, qua đó khơi gợi lòng yêu nước của học sinh, giúp các em nhận thức đúng về vai trò của biển đảo, chủ quyền của Tổ quốc.

Theo ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) thì thời gian qua, việc giáo dục tình yêu biển đảo cho thế hệ học sinh luôn được chú trọng.

Ngoài việc giáo dục kiến thức về chủ quyền biển đảo, sự giàu đẹp của biển cho học sinh thông qua việc tích hợp với nội dung sách giáo khoa trong những bộ môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, nhà trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khoá; tổ chức hội thi ý tưởng thiết kế, làm mô hình biển đảo Việt Nam cho toàn thể học sinh nhà trường tham gia; trưng bày các hiện vật biểu trưng cho chủ quyền của Việt Nam.

Qua các hoạt động này, nhà trường tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, khuyến khích các em phát huy tính sáng tạo. Đặc biệt, từ đó, nhà trường đã giáo dục học sinh nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam; bổ sung thêm thông tin và nâng cao hiểu biết cho các em về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Hiện nay, tại nhiều địa phương như Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh nội dung giáo dục tình yêu, chủ quyền biển đảo được triển khai rộng rãi đối với tất cả các trường, bậc học với những biện pháp linh hoạt, phù hợp với từng cấp học, độ tuổi học sinh.

Đối với bậc mầm non, các trường có thể bước đầu giới thiệu cho trẻ biết về biển đảo, các loài sinh vật phổ biến sống ở biển.

Ở bậc tiểu học, các em được cung cấp kiến thức về biển đảo một cách nhẹ nhàng qua những hình ảnh đẹp và trực quan giới thiệu về phong cảnh, tài nguyên biển đảo, kèm theo những câu chuyện về các bậc cha ông, chiến sĩ đã tham gia bảo vệ biển đảo, biên giới.

Đối với bậc THCS và THPT, các trường chú trọng cung cấp cho học sinh những khái niệm, thuật ngữ liên quan về chủ quyền biển đảo như: đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, những tư liệu khẳng định bằng chứng về chủ quyền biển đảo Việt Nam...

{keywords}
Ảnh minh họa

Đặc biệt, ở bậc THPT, các trường còn có thể dạy sâu thêm pháp luật về biển, thực trạng tranh chấp Biển Đông, xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển đảo; quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Qua đó, các em sẽ nhận thức được tình yêu Tổ quốc một cách đúng đắn.

Đặc biệt, các trường phải chủ động tích hợp giảng dạy nội dung lãnh thổ chủ quyền, kinh tế  biển đảo và giáo dục tình yêu, chủ quyền biển đảo ở một số môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Lịch sử- Địa lí, Tự nhiên xã hội (bậc tiểu học); Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Ngữ văn (bậc trung học); đưa nội dung biển đảo và chủ quyền biển đảo vào các đề kiểm tra thường xuyên và định kì ở các môn học có liên quan…

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì sau nhiều năm thực hiện tuyên truyền tình yêu biển đảo cho học sinh, kiến thức của học sinh về biển đảo đã được nâng lên, tình yêu biển đảo và ý thức về chủ quyền biển đảo của học sinh cũng được bồi đắp, khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu biển đảo quê hương.

Học sinh ở bậc học phổ thông đã nhận thức được bổn phận, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc không để kẻ xấu lợi dụng, kích động làm những việc quá khích, không bị các thế lực thù địch lôi kéo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây tổn hại đến lợi ích và hình ảnh đất nước.

Có thể thấy công tác tuyên truyền sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm năng của biển, đảo; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược biển, đảo trong tình hình mới, qua đó, có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hoàng Thanh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !