Hỗ trợ thiết thực cho người dân nuôi cua biển ở Bến Tre

Ngày 14/4, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 1047/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00102 cho cua biển Bến Tre. UBND tỉnh Bến Tre là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trên 90% diện tích tự nhiên là đất ngập nước, chịu ảnh hưởng của sông Cửu Long qua các nhánh sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên và chế độ thủy triều của biển Đông.

Hiện nay, Bến Tre đang phát triển mạnh nuôi trồng thủy hải sản dựa trên lợi thế tự nhiên, trong đó nuôi cua biển đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Cua sống Bến Tre có vỏ sáng bóng, màu xanh lục hoặc vàng sẫm. Yếm cua rắn, chắc. Thể trạng khỏe, nhanh nhẹn, mắt lanh lẹ.

Cua thịt chín Bến Tre có thịt chắc, mùi thơm đặc trưng (không tanh), vị ngọt đậm, béo.
Cua gạch chín có thịt thơm, chắc, vị béo. Gạch thơm, béo ngậy, ngọt đậm.
 
Cua Bến Tre có hàm lượng axit Glutamic từ 26,66 đến 27,34 mg/g; hàm lượng Protein từ 2,71 đến 3,13 gN/100g; tỷ lệ ăn được từ 52,55 đến 52,85%; độ ẩm thịt từ 16,89 đến 17,11 %.

{keywords}
Cua biển Bến Tre đã có chỉ dẫn địa lý.

Ngoài lợi thế tự nhiên, chất lượng đặc thù của các sản phẩm “Cua biển Bến Tre” còn được quyết định bởi cách nuôi của người dân tại khu vực địa lý, cụ thể là hình thức nuôi cua biển theo phương thức quảng canh, không sử dụng thức ăn công nghiệp và kháng sinh. Cua được cho ăn các thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao đầm, các nguồn thức ăn bổ sung là cá tạp khai thác tại chỗ, hoặc cá rô phi băm viên nhỏ...

Bên cạnh đó, người dân còn tích lũy kinh nghiệm nhiều năm về kỹ thuật cải thiện, kiểm soát môi trường, độ mặn ao nuôi để con cua phát triển khỏe mạnh, chất lượng tốt nhất.
 
Khu vực địa lý Cua biển Bến Tre bao gồm: Xã Thạnh Phong, xã Giao Thạnh, xã An Thuận, xã An Quy, xã An Điền, xã Thạnh Hải, xã An Nhơn, xã Mỹ Hưng, xã Mỹ An, thị trấn Thạnh Phú thuộc huyện Thạnh Phú; xã Thạnh Phước, xã Thới Thuận, xã Thừa Đức, xã Đại Hòa Lộc, xã Bình Thắng thuộc huyện Bình Đại; xã Bảo Thạnh, xã Bảo Thuận, xã Tân Xuân, xã An Thủy, xã Tân Thủy, xã An Hòa Tây, xã An Đức thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Việc Cua biển Bến Tre có chỉ dẫn địa lý rõ ràng sẽ góp phần đưa sản phẩm của người dân tới thị trường thuận lợi hơn, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy hải sản tại địa phương.

Ngọc Khánh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !