Gặp nhóm sinh viên giành giải cuộc thi Bảo vệ chủ quyền và Phát triển biển đảo

Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam vừa quyết định trao giải cho 6 ý tưởng xuất sắc nhất tại cuộc thi “Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc”.

{keywords}
Nhóm sinh viên giành giải cuộc thi “Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc”.

Cuộc thi “Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc” do Trung ươg Hội Sinh viên Việt Nam phát động từ tháng 7/2020. Sau 2 tháng phát động, Ban tổ chức nhận được 413 ý tưởng gửi về tham gia trong các lĩnh vực: Tuyên truyền về biển đảo; bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền biển đảo; phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; ứng dụng KHCN, kiến thức chuyên môn; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Ban tổ chức đã trao giải Nhì cho ý tưởng: “Vật liệu tăng cường bốc hơi – từ năng lượng mặt trời đến nguồn nước sạch”, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc); giải Ba lần lượt thuộc về ý tưởng: “Nuôi trùn quế bằng chất thải rắn sinh hoạt trên các đảo, huyện đảo”, nhóm tác giả Nguyễn Thùy Linh, Phan Văn Khải, Hoàng Văn Nam (Hội Sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội), “Nghiên cứu bổ sung khoáng chất nhằm thay thế việc sử dụng cát san hô trong quá trình canh tác tỏi ở Lý Sơn”, nhóm tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Tạ Thị Cẩm Ngân, Bùi Thu Thảo (Hội Sinh viên Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi).

Theo Ban tổ chức, cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng, mô hình, sáng kiến, giải pháp của hội viên, sinh viên nhằm cải thiện, giải quyết các vấn đề trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội biển, đảo; đẩy mạnh hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và du lịch tại các đảo tiền tiêu của tổ quốc; giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển, đảo và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu.

Theo thể lệ cuộc thi, các ý tưởng có tính khả thi cao sẽ được đầu tư kinh phí triển khai hiện thực hóa. Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải sẽ có cơ hội được lựa chọn tham gia chương trình biển đảo do Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức.

Rất vui mừng khi giành giải thưởng này, nhóm sinh viên trường ĐH Phạm Văn Đồng cho biết, người dân Lý Sơn phải sử dụng lớp cát san hô hút từ biển để phủ lên lớp đất mặt ruộng tỏi trước khi xuống giống.

Việc khai thác cát từ biển để trồng tỏi không chỉ làm tăng giá thành sản xuất mà còn đe dọa sự bền vững, đa dạng của khu bảo tồn biển và tác động đến tiềm năng phát triển ngành du lịch của Lý Sơn, đồng thời gây ra nguy cơ sạt lở, xói mòn trên đảo.

Những năm qua, Trường Đại học Phạm Văn Đồng luôn tạo điều kiện để sinh viên được trải nghiệm với những cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật lớn. Niềm đam mê của sinh viên, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo đã mang về nhiều giải thưởng đáng khích lệ.

“Do đó, chúng em đã đưa ra ý tưởng nghiên cứu bổ sung khoáng chất nhằm thay thế việc sử dụng cát san hô trong quá trình canh tác tỏi ở Lý Sơn", em Nguyễn Hồng Sơn, sinh viên năm 3  Khoa Hóa - Sinh - Môi trường (Trường Đại học Phạm Văn Đồng) nói.

Được biết, trước đây, có nhiều tác giả đã nghiên cứu đề tài liên quan đến trồng tỏi ở Lý Sơn nhưng chỉ tập trung vào phần phân hữu cơ, hoặc các khoáng đa lượng. Còn nhóm ba sinh viên gồm: Nguyễn Hồng Sơn, Tạ Thị Cẩm Ngân, Bùi Thu Thảo - những sinh viên năm 3 của Khoa Hóa - Sinh - Môi trường (Trường Đại học Phạm Văn Đồng) tập trung vào việc bổ sung cả khoáng đa lượng và vi lượng có liên quan đến lớp cát biển, vì các thành phần này có vai trò quan trọng trong việc tạo các hợp chất thứ cấp tạo nên chất lượng và hương vị đặc trưng của củ tỏi.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng Trần Thị Mai Đào, trước đây, có rất nhiều cuộc thi được tổ chức, nhưng khi dự án đoạt giải thì chỉ dừng lại ở việc trao giải. Còn lần này, Ban tổ chức đã yêu cầu tác giả gửi lại bản dự toán kinh phí triển khai ý tưởng với số tiền tối đa 50 triệu đồng để Hội đồng Ban giám khảo làm căn cứ họp để xét chọn ý tưởng, cấp kinh phí triển khai thực tế. Để đưa vào nghiên cứu trong thực tiễn đòi hỏi chi phí rất cao, nhà trường sẽ tìm nguồn hỗ trợ cho các em trong quá trình thực hiện đề tài.

Trường có lợi thế về kỹ thuật với chiếc máy quang phổ phát xạ nguyên tử plasma ICP- AES. Các em phân tích được các hàm lượng của nguyên tố khoáng trước và sau khi trồng tỏi để biết được sau vụ tỏi thì lớp cát đã mất đi những lớp khoáng gì.

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu các chế phẩm phân vi lượng bón bổ sung khoáng chất để phục hồi lại công thức khoáng cho lớp cát như mới lấy dưới biển lên. Hàm lượng phân vi lượng được sử dụng rất thấp, với giá thành rẻ nên chi phí sản xuất tỏi sẽ được giảm đáng kể. Lợi ích lớn nhất của ý tưởng lần này là giảm việc khai thác cát biển vốn gây ảnh hưởng đến môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên; tăng năng suất và chất lượng tỏi, góp phần nâng cao thương hiệu tỏi Lý Sơn; giảm giá thành sản xuất do giảm chi phí thay thế, bổ sung lớp cát biển nhằm hướng đến việc phát triển bền vững ngành sản xuất tỏi ở huyện đảo Lý Sơn.

H. Anh 

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !