Cà Mau phát triển kinh tế biển kết hợp du lịch sinh thái

Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển vì tỉnh có 3 mặt giáp biển, là một trong bốn ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước.

Tận dụng lợi thế tự nhiên

Cà Mau là một tỉnh nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều sông ngòi, đầm phá, có hệ sinh thái rừng ngập nước. Với bờ biển dài 254 km2, ngư trường rộng trên 80.000km2, Cà Mau được xem là địa phương có tiềm năng kinh tế biển lớn nhất nước.

Những năm qua, Cà Mau chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị; nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng sản phẩm khai thác, nhất là sản phẩm xuất khẩu.

Hiện Cà Mau có hơn 4.770 phương tiện, với tổng công suất 546.130 CV. Ở lĩnh vực đánh bắt xa bờ, tỉnh đã triển khai dự án ứng dụng lưới rê hỗn hợp. Kết quả năng suất đã cao hơn từ 30-45% so với sử dụng lưới rê truyền thống.

Đặc biệt, Cà Mau kết hợp với du lịch sinh thái và phát triển kinh tế biển. Điển hình như Đảo Hòn Khoai có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng biển nước sâu, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa tổng hợp cho các loại tàu có trọng tải 250.000 tấn, là cảng trung chuyển hàng hoá đa năng, không chỉ phục vụ vận chuyển hàng hoá cho tỉnh Cà Mau, mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, tỉnh còn có định hướng phát triển đa dạng loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải biển, hàng hải, logistics…

Cà Mau tập trung nguồn lực phát triển vùng kinh tế biển, ven biển thành khu vực năng động, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, trong đó, chú trọng phát triển các cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, cảng biển Sông Đốc và Khu kinh tế Năm Căn để trở thành địa phương phát triển kinh tế quan trọng của khu vực.

{keywords}
Cà Mau phát triển kinh tế biển kết hợp du lịch sinh thái.

Bên cạnh phát triển kinh tế biển, Cà Mau còn tập trung xây dựng an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Tỉnh đã xây dựng và phát triển khu vực ven biển của tỉnh thành điểm quan trọng phục vụ hậu cần đối với hoạt động an ninh-quốc phòng, gắn với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quốc gia.

Điển hình phát triển kinh tế biển

Huyện Đầm Dơi, Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000ha, tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, huyện Đầm Dơi đã không ngừng nỗ lực vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhân rộng những mô hình hiệu quả cho nhân dân áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình.

Đầm Dơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản với chiều dài bờ biển khoảng 25km, có các cửa biển lớn như Gành Hào, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn…; diện tích ngư trường trên 5.000m2, có trữ lượng thủy sản lớn và phong phú về chủng loại nên Đầm Dơi còn nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt xa bờ.

Toàn huyện có 38.300 ha diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến; 2.800 ha diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; do đó huyện xác định con tôm là ngành hàng chủ lực để phát triển kết hợp với mô hình nuôi các loài thủy sản khác như: cua, vọp, sò huyết…Cùng với phát triển mũi nhọn thủy sản, những năm qua huyện đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Cà Mau và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng khích lệ

Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Đầm Dơi tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 8 khoá XII và Kế hoạch của Tỉnh uỷ Cà Mau về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, huyện sẽ thanh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế ven biển nhất là phát huy bến cá Hố Gùi, xã Nguyễn Huân. Xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng khu dân cư, bờ kè chống xói lở ven biển, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân chuyển đổi ngành nghề, đảm bảo phát huy hiệu quả trong khai tác, đánh bắt biển, phát triển vùng nuôi sò huyết, nghêu, hàu, cá lồng bè ven sông, ven biển kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Khánh Chi

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !