Bão số 2 tăng cấp nhanh, hướng vào Bắc Bộ, nhiều khu vực mưa to

7h sáng nay, bão số 2 cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480km, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, hướng vào Bắc Bộ. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định đề phòng sóng lớn kết hợp với triều cường trong ngày 11/8.

Theo bản tin cập nhật mới nhất của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia về cơn bão số 2 (tên quốc tế là Mulan), hồi 07 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 07 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 70km về phía Nam, cách Hải Phòng khoảng 110km về phía Đông, cách Thái Bình khoảng 150km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

{keywords}
Dự báo vị trí và đường đi của cơn bão số 2. (Nguồn: TTDBKTTVQG)

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm, khu nuôi trồng thủy sản đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Vùng nguy hiểm do bão trên biển trong 24-36 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 110,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu, khu nuôi trồng thủy sản đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao từ 4,0-6,0m, biển động rất mạnh.

Khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ chiều tối và đêm nay (10/8) gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định đề phòng sóng lớn kết hợp với triều cường gây ngập úng tại vùng trũng, thấp trong ngày 11/8.

Do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh.

Đêm 10/8, ngày 11/8, khu vực ven biển Quảng Ninh-Ninh Bình nhiều khả năng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Từ chiều tối nay (10/8) đến khoảng ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.

Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhận định, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ chiều tối và đêm nay (10/8) đến ngày 12/8, TP Hà Nội có mưa to đến rất to và dông (mưa to tập trung vào đêm 10, ngày 11/8). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị, vùng trũng thấp, ven sông.

Dự báo lượng mưa các nơi như sau: Trung tâm thành phố, các huyện phía Bắc và phía Tây thành phố Hà Nội: 120-180mm, có nơi trên 180mm; Các huyện phía Nam thành phố: 100-150mm, có nơi trên 150mm. Từ đêm mai (10.8), gió sẽ mạnh dần lên cấp 4-5, giật cấp 6.

Ngày 9/8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) TP Hà Nội ban hành Công điện số 02/CĐ-BCH về việc ứng phó với Cơn bão số 2 Mulan.

Theo Công điện, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng của bão Mulan, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành thành phố chỉ đạo thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.

Tổ chức kiểm tra đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, công trình tiêu thoát nước trên địa bàn; sẵn sàng các biện pháp, kịch bản tiêu úng bảo vệ phục hồi sản xuất và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Các đơn vị gồm: Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sẵn sàng phương án tiêu thoát nước đô thị, đặc biệt là các quận nội thành; Các công ty Thuỷ lợi chủ động phương án vận hành linh hoạt hệ thống công trình thủy lợi để tiêu nước đệm, đặc biệt là các khu vực sản xuất nông nghiệp, các khu vực trũng thấp; Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, chuẩn bị lực lượng ứng trực, kịp thời giải tỏa cây đổ khi có mưa to, gió lớn; Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và các đơn vị có liên quan đảm bảo phương án cấp điện phục vụ tiêu úng chống ngập và sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân.

PV

Huế: Cắm biển cảnh báo bờ biển bị sạt lở, cát tràn vào khu sản xuất nông nghiệp

Sau cơn bão số 4 (Noru), bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn chưa được xây dựng kè tiếp tục bị sạt lở, xâm thực, đe doạ đến rừng phòng hộ, khu nuôi trồng thủy sản của người dân sống gần bờ biển.

Mưa trắng trời, phố cổ Hội An lại chìm trong biển nước, người dân chật vật tránh lũ

Mưa lớn hai ngày qua khiến phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) lại chìm trong biển nước. Từ hôm qua, người dân phải đưa đồ đạc lên cao để tránh lũ.

Nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện ở Quảng Ngãi

Trong sáng 11/10, lực lượng chức năng sẽ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.

Quảng Nam: Mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng, 2 người bị nước lũ cuốn trôi

Chiều 10/10, lãnh đạo Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận lực lượng chức năng cùng người dân đang tìm kiếm tung tích 2 người bị lũ cuốn khi vượt sông Na.

Đà Nẵng: Mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt, học sinh 29 trường nghỉ học

Mưa lớn kéo dài từ chiều ngày hôm qua đến sáng nay (10/10) đã khiến nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập. Học sinh 29 trường của huyện Hoà Vang phải nghỉ học.

Người dân xứ Thanh dầm mình trong biển nước gặt lúa sau mưa bão

Lúa đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của mưa bão gây lụt lội nên ngập sâu trong nước. Hạt lúa đã mọc mầm, người dân vẫn phải cố thu hoạch để vớt vát chút ít.

Chùm ảnh: Nhà cửa, công sở tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện Kỳ Sơn

Trận lũ quét kinh hoàng đã làm cho nhiều nhà dân và trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thiệt hại nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Nỗ lực thông tuyến quốc lộ 7A để sớm đến tâm điểm trận lũ quét kinh hoàng

Ảnh hưởng của mưa lớn khiến một số vị trí trên quốc lộ 7A đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, lực lượng chức năng, đơn vị quản lý đường bộ đang nỗ lực thông tuyến.

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Bé gái 4 tháng tuổi bị nước lũ cuốn trôi

Trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng nay (2/10) tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến 1 bé gái 4 tháng tuổi bị cuốn trôi, tử vong. Nhiều tài sản của người dân đã trôi theo dòng nước lũ.

Đang cập nhật dữ liệu !