Khát vọng lên bờ của người dân làng chài ven bờ sông La

Đã từ lâu, nhiều hộ dân chài ven bờ sông La phải chen chúc trên chiếc thuyền nhỏ bé, chật hẹp, cuộc sống hết sức bấp bênh, tạm bợ. Tỉnh Hà Tĩnh đã kêu gọi xây dựng 24 căn nhà để hỗ trợ.

 

{keywords}
Toàn bộ thôn Tiền Phong có 93 hộ dân, hiện trên 70 hộ có mặt tại địa phương, trong đó có 62 hộ sống chủ yếu bằng nghề sông nước, cuộc sống hết sức khó khăn.

Cuộc sống bấp bênh, tạm bợ

Anh Ngô Văn Hiệp (SN 1976, trú tại thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong 24 hộ dân thuộc Hợp tác xã (HTX) vận tải thời trước, sẽ được lên bờ trong thời gian tới theo chương trình xây dựng nhà ở cho các hộ dân vạn chài.

Vốn theo cha mẹ làm nghề chài lưới, cuộc sống lênh đênh nay đây mai đó nên anh chỉ học hết lớp 5. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng anh ra ở riêng trên 1 chiếc thuyền nhỏ, tiếp nối truyền thống của gia đình, sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản trên dòng sông La và sông Lam.

Dù chiếc thuyền nhỏ và hẹp, cuộc sống mưu sinh gặp nhiều khó khăn nhưng hạnh phúc cũng đến với anh chị khi các con lần lượt chào đời. Tiếng con trẻ đã khiến cho không khí của gia đình thêm ấm cúng, giảm bớt sự lẻ loi, đơn độc giữa mênh mông sông nước.

{keywords}
Con thuyền nhỏ là phương tiện vợ chồng anh Hiệp đi đánh cá mỗi đêm; còn thuyền lớn, diện tích khoảng 16m2 được xem như ngôi nhà, là nơi cư ngụ của 5 nhân khẩu.

Chia sẻ về cuộc sống mưu sinh vất vả, lênh đênh trên sông nước, anh Hiệp kể, việc đánh bắt thường phải thực hiện vào ban đêm, vì ban ngày nước trong nên cá không mắc lưới. Hơn nữa, do nhiều người dân dùng hình thức đánh bắt tận diệt nên thuỷ sản cạn kiệt, tôm cá không còn nữa. Tuỳ con nước đứng (nước dừng, không lên không xuống - PV) đến đâu thì phải theo làm đến đó. Có khi phải đi cả trăm cây số ra tận Thanh Chương (Nghệ An) hoặc gần hơn thì lên Linh Cảm (Đức Thọ, Hà Tĩnh) mới mong có cá to.

Mỗi lần đi thả lưới, quăng chài kiếm sống, do không có người trông coi nên anh Hiệp lại mang theo vợ con trên “ngôi nhà di động”, vì thế, cậu con trai cả (SN 2004) cũng chỉ học đến lớp 5 thì nghỉ rồi theo cha hành nghề sông nước.

Cuộc sống dần trôi, chiếc thuyền đã trở nên chật chội khi các con lớn dần. Gần đây, anh chị gom góp tiền mua thêm một chiếc thuyền lớn hơn, cắm ngay tại hói Eo Bù đầu làng - một nhánh đổ ra sông Lam để làm chỗ trú ngụ. Kể từ đó, các con không phải đi theo khiến anh chị yên tâm hơn mỗi lần đi đánh bắt xa.

“Khi trời yên gió lặng thì đã đành, còn khi ra sông lớn mà gặp dông lốc thì rất nguy hiểm, sóng gió có thể nhấn chìm cả nhà bất cứ lúc nào, giữa đêm hôm sông nước không biết cầu cứu vào ai”, cảm giác lo lắng dường như còn hiện hữu trong lời nói của anh Hiệp.

Trên chiếc thuyền khoảng 16m2 cho 5 người nương náu, chủ yếu là ngồi và nằm, di chuyển thì phải bò chứ ít khi được đứng, đồ đạc cũng không có gì đáng giá kể cả tivi, quạt mát do ở đây chưa có điện lưới. Hiện tại gia đình anh Hiệp sử dụng bình ắc quy để thắp sáng và cũng dùng rất hạn chế, bởi mỗi lần hết điện phải gánh ắc quy lên bờ và mất mấy chục nghìn thuê sạc nhưng chỉ dùng được khoảng 10 ngày.

{keywords}
Do con út còn nhỏ nên anh Hiệp phải căng lưới để bảo vệ không để rơi sông.

Về mùa mưa bão, ngoài việc đưa thuyền đi tránh trú thì công tác che chắn cho khỏi ướt không hề đơn giản. Mưa hắt tứ bề, gió lùa 8 hướng, trùm bao nhiêu bạt cũng bị dột, còn chỗ nào khô thì cho con nằm, riêng cha mẹ thì phải thức suốt đêm để canh nước vào thuyền.

Ngoài khó khăn về mưu sinh thì nước sinh hoạt là một vấn đề rất nan giải. Hàng ngày gia đình anh Hiệp phải sử dụng nước sông để ăn uống mà không qua hệ thống lọc hay xử lý. Cứ múc lên để vài ngày cho lắng cặn xuống thì nấu ăn nên không đảm bảo vệ sinh, còn tắm giặt thì trực tiếp ngay tại sông.

Chia sẻ về niềm vui sắp được lên bờ, anh Hiệp cho biết: “Chúng tôi mong ước từ lâu rồi. Muốn lên bờ để con cái tiếp xúc, va chạm không thấy e ngại, lén lút; học hành không phải bỏ dở chừng. Hơn nữa, ở trên bờ không may con bị ngã, có đau 1 tí cũng còn đỡ, còn ở dưới thuyền, nếu con rơi xuống nước mà bố mẹ không biết là dẫn đến chết người”.

Cũng theo anh Hiệp, ở trên bờ, nếu gặp dông bão thì con cái đóng cửa ở trong nhà là bố mẹ yên tâm. Còn ở dưới thuyền, khi bố mẹ đi làm mà gặp dông bão thì rất lo cho con, sợ lỡ thuyền trôi, con ngã, mưa gió thấm dột, ướt át.

Anh Hiệp cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng và Nhà nước, các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh khi sắp được lên bờ, ở trong ngôi nhà mới chắc chắn, an toàn trước mưa gió, bão lũ. ''Nếu không có Đảng và Nhà nước quan tâm thì những người dân vạn chài không bao giờ có thể lên bờ được'', anh Hiệp xúc động bộc bạch.

{keywords}
Theo dự kiến, vào dịp trước Tết Nguyên đán 2023, các hộ dân vạn chài sẽ được lên bờ để an cư lạc nghiệp.
{keywords}
Mỗi căn nhà được thiết kế 2 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 113m2, trong đó tầng 1 là 51m2; tầng 2 được bố trí 2 phòng ngủ, phòng khách, bếp và 1 phòng vệ sinh với tổng diện tích là 62m2.

May mắn hơn gia đình anh Hiệp, chị Nguyễn Thị Xoan (48 tuổi, và chồng là anh Trần Văn Hoà, cùng thôn) có 5 nhân khẩu nhưng không phải chen chúc nhau dưới thuyền mà mượn được 1 ngôi nhà của người anh họ để ở.

Chia sẻ về niềm vui khi sắp có ngôi nhà của riêng mình, chị Xoan cho biết: “Được nhà nước quan tâm, chúng tôi rất vui mừng. Mong chờ từng ngày để có nơi ăn chốn ở ổn định, các cháu lớn rồi có chỗ sinh hoạt. Mấy chục năm trời ở nhà thuê mướn khổ cực lắm”.

“Cháu gái đầu đã 23 tuổi, đã đến tuổi dựng vợ gả chồng nhưng do nơi ăn chốn ở không ổn định nên tội cho con lắm. Bố mẹ thương con nhưng không có gì để giúp đỡ con cả. Nếu như con người ta có nhà cửa ổn định thì…”, chị Xoan bỏ lửng câu nói, giọng nghẹn lại.

Cũng theo chị Xoan, nghề sông nước ngày càng khó khăn, lưới chài cả mấy tháng nay treo nhà, cuộc sống rất vất vả. Bố mẹ thì không nói đến nữa, chỉ mong dự án sớm hoàn thành để con cái thoát khỏi cuộc sống tạm bợ, có cơ hội tìm kiếm tương lai.

{keywords}
Ngôi nhà gia đình chị Nguyễn Thị Xoan thuê mượn để ở mấy chục năm nay

Cùng là dân chài nhưng ông Phan Văn Hoè (thôn Tiền Phong) không được may mắn bởi chân bị teo cơ, đi lại rất khó khăn, vợ chồng ông Hoè có 4 đứa con đang tuổi ăn học. Vì cuộc sống mưu sinh nên cả gia đình phải nương náu trên chiếc thuyền nhỏ, chật chội, đi làm tận Nghệ An, mỗi năm chỉ về 1 vài lần.

Khát vọng thành hiện thực

Đợt lũ 2020 khiến hàng ngàn ngôi nhà ở ven bờ sông La bị nhấn chìm, đe doạ trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân, đặc biệt là 62 hộ dân sống chủ yếu bằng nghề sông nước tại thôn Tiền Phong (xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng chủ trương đưa các hộ dân vạn chài lên bờ, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh triển khai, kêu gọi được một số doanh nghiệp tài trợ.

Công trình nhà ở kết hợp tránh trú bão lụt liền kề được khởi công xây dựng vào cuối năm 2021, gồm 24 căn với tổng mức đầu tư 7,9 tỷ đồng (chưa tính xây dựng hạ tầng giao thông). Mỗi căn được thiết kế 2 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 113 m2 (trong đó tầng 1 để trống với diện tích 51 m2; tầng 2 được bố trí 2 phòng ngủ, phòng khách, bếp và 1 phòng vệ sinh với tổng diện tích là 62 m2).

Đến thời điểm hiện nay, 10 căn nhà đầu tiên đang được hoàn thiện, gần 600m nền đường nội bộ cũng được doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư để người dân đi lại thuận lợi hơn. 14 căn nhà còn lại có 7 căn đã đổ sàn tầng 1; 7 căn đang được triển khai thi công phần nền móng.

Theo dự kiến, các đơn vị thi công sẽ phấn đấu hoàn thành và bàn giao công trình cho các hộ dân vào dịp trước Tết Nguyên đán 2023.

Trần Hoàn

Huế: Cắm biển cảnh báo bờ biển bị sạt lở, cát tràn vào khu sản xuất nông nghiệp

Sau cơn bão số 4 (Noru), bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn chưa được xây dựng kè tiếp tục bị sạt lở, xâm thực, đe doạ đến rừng phòng hộ, khu nuôi trồng thủy sản của người dân sống gần bờ biển.

Mưa trắng trời, phố cổ Hội An lại chìm trong biển nước, người dân chật vật tránh lũ

Mưa lớn hai ngày qua khiến phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) lại chìm trong biển nước. Từ hôm qua, người dân phải đưa đồ đạc lên cao để tránh lũ.

Nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện ở Quảng Ngãi

Trong sáng 11/10, lực lượng chức năng sẽ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.

Quảng Nam: Mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng, 2 người bị nước lũ cuốn trôi

Chiều 10/10, lãnh đạo Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận lực lượng chức năng cùng người dân đang tìm kiếm tung tích 2 người bị lũ cuốn khi vượt sông Na.

Đà Nẵng: Mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt, học sinh 29 trường nghỉ học

Mưa lớn kéo dài từ chiều ngày hôm qua đến sáng nay (10/10) đã khiến nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập. Học sinh 29 trường của huyện Hoà Vang phải nghỉ học.

Người dân xứ Thanh dầm mình trong biển nước gặt lúa sau mưa bão

Lúa đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của mưa bão gây lụt lội nên ngập sâu trong nước. Hạt lúa đã mọc mầm, người dân vẫn phải cố thu hoạch để vớt vát chút ít.

Chùm ảnh: Nhà cửa, công sở tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện Kỳ Sơn

Trận lũ quét kinh hoàng đã làm cho nhiều nhà dân và trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thiệt hại nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Nỗ lực thông tuyến quốc lộ 7A để sớm đến tâm điểm trận lũ quét kinh hoàng

Ảnh hưởng của mưa lớn khiến một số vị trí trên quốc lộ 7A đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, lực lượng chức năng, đơn vị quản lý đường bộ đang nỗ lực thông tuyến.

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Bé gái 4 tháng tuổi bị nước lũ cuốn trôi

Trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng nay (2/10) tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến 1 bé gái 4 tháng tuổi bị cuốn trôi, tử vong. Nhiều tài sản của người dân đã trôi theo dòng nước lũ.

Đang cập nhật dữ liệu !