Giảm chi phí cho người bệnh bằng cách tăng mức đóng BHYT trên tiền lương?

Tỷ lệ chi y tế từ tiền túi của người dân chiếm 43% tổng chi phí y tế, khá cao so với nhiều nước. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong vài năm gần đây dù mức bao phủ bảo hiểm y tế tăng lên nhiều.

{keywords}
Người bệnh vẫn phải trả tới 43%chi phí y tế từ tiền túi


Thông tin trên được TS Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế chia sẻ bên lề hội thảo về cơ chế tài chính trong chăm sóc sức khỏe diễn ra vào ngày 6/4.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, số người tham gia BHYT ở nước ta hiện là 86,5 triệu người (đạt tỉ lệ bao phủ 88,65% dân số). Số lượt khám bình quân đầu người là 2,1 lượt/thẻ BHYT/năm.

Mặc dù chúng ta đã gần đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt gần 90% song tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân còn khá cao, chiếm tới 43% tổng chi phí y tế, dưới mục tiêu mong đợi.

"Quan sát mấy năm gần đây, tỷ lệ này không thay đổi nhiều. Trong khi đó, chúng ta mong muốn tỷ lệ này giảm xuống dưới 35% vào năm 2025 và giảm xuống dưới 30% vào năm 2030. Việc đạt được chỉ số này là thách thức rất lớn", TS Khảm cho biết.

Trong khi đó, tại các nước phát triển tỷ lệ này chỉ 14%, còn theo khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là khoảng 20%.

Hiện tại, mỗi người Việt khám bệnh trung bình 2,1 lần/năm với số tiền bình quân 129 USD/người (tương đương 3 triệu đồng/người), trong đó có tới 37% là tiền thuốc (tương đương 1,1 triệu đồng).

Với mức chi tiêu này, Việt Nam đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar nhưng đứng dưới hàng loạt quốc gia trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia. Trong đó người dân Thái Lan chi khoảng 6 triệu đồng/người/năm, mức chi tại Malaysia là 12 triệu đồng/người/năm.

Theo bà Nguyễn Kim Phương, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, so với các nước tiên tiến, mức chi tiêu cho y tế từ tiền túi của người dân Việt Nam đang ở mức rất cao.

Cách đây gần 10 năm mức, tỉ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ vào khoảng 49%, khi đó chỉ có hơn 50% dân số tham gia BHYT, trong khi tại thời điểm này, tỉ lệ phủ BHYT ở Việt Nam đã đạt gần 90% nhưng tỉ lệ chi trả từ tiền túi hộ gia đình chỉ giảm nhẹ và vẫn ở mức cao (43-45%).

"Nguyên nhân có thể do việc chúng ta chưa sử dụng dịch vụ một cách hợp lý. Chẳng hạn, tiền thuốc năm 2019 đã giảm còn 34,7% so với năm 2015 là 53% nhưng các dịch vụ khác như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, ngày giường lại tăng hơn so với trước..." - bà Phương dẫn chứng.

Nhiều chuyên gia cho rằng một bộ phận người dân bị nghèo hóa vì không có khả năng chi trả cho các nhu cầu quan trọng mà phần lớn là về y tế. Theo WHO, khi khoản chi cho y tế từ tiền túi của người dân bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình (là phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi đã trừ khoản chi dành cho lương thực, thực phẩm) thì đó là "chi phí y tế mang tính thảm họa". WHO cũng từng khuyến cáo để bảo đảm sự an toàn đối với chi tiêu gia đình thì tỉ lệ chi cho các dịch vụ y tế chỉ nên chiếm khoảng từ 20% đến 30% tổng chi. 

Theo ông Khảm, để giảm chi tiền túi người dân phải tăng mức đóng để mở rộng hơn nữa phạm vi chi trả, tăng quyền lợi khi khám chữa bệnh.

Hiện nay mức đóng từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách, tiền túi người lao đồng, doanh nghiệp. Vì thế, việc điều chỉnh cần cân đối hài hòa.

"Chúng ta cần nghiên cứu chuyên sâu về điều chỉnh mức đóng như thế nào, theo lộ trình, đối tượng nào cần điều chỉnh trước. Đồng thời, cố gắng kiểm soát chi tiêu hiệu quả thông qua áp dụng phương thức chi trả mới theo nhóm chẩn đoán liên quan", TS Khảm nói.

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng chi trả theo phí dịch vụ, nghĩa là bệnh nhân dùng dịch vụ nào thì trả tiền cho dịch vụ đó. Phương thức này tiềm ẩn nguy cơ gia tăng chi phí, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ cố gắng để cung cấp dịch vụ nhiều hơn.

Vì thế phương thức chi trả mới sẽ tiết kiệm được chi tiêu. Bộ Y tế kỳ vọng cuối năm nay có thể áp dụng. Hiện phương pháp này đang thí điểm tại Yên Bái, Quảng Ninh, Cần Thơ. 

Đại diện Bộ Y tế cho biết năm 2021, mức đóng BHYT hàng tháng vẫn được giữ nguyên là 4,5% mức tiền lương tháng, tuy nhiên trong 3 năm gần đây, số tiền chi từ Quỹ BHYT đã tăng hơn mức thu, do đó theo lộ trình việc điều chỉnh mức đóng BHYT cũng sẽ được tính đến. Quỹ BHYT hiện đang kết dư khoảng 35.000 tỉ đồng.

 N. Huyền

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh Covid-19

Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 9262/BHYT-BH về hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Hơn 5,6 triệu người quên mật khẩu VSSID, có người xin cấp lại 40 lần/tháng

Đã có khoảng 5,6 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng "Quên mật khẩu". Thay vì ghi  nhớ mật khẩu, nhiều người tiện tay bấm 'quên mật khẩu' cho tiện

Chiến dịch lớn nhất hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Những ngày qua, hàng triệu người lao động trên cả nước đã được nhận tiền hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Đề xuất thanh tra, kiểm tra các đơn vị không tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ

Đề xuất UBND tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ trong đơn vị nhưng vẫn quyết toán thuế thu nhập DN; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Sớm trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, giảm mức đóng Quỹ BHTN

Đại biểu đề nghị cần sửa đổi để quy định linh hoạt hơn nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản cho cả người sử dụng lao động và người lao động,

BHXH tỉnh Bình Thuận đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì nên chi phí lớn, doanh thu giảm sút, dẫn đến nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kéo dài, đời sống người lao động bị ảnh hưởng 

Lạng Sơn: 100 % học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Theo BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 446 cơ sở giáo dục và giáo giục, nghề nghiệp, với tổng số 147.264 học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, 100% HSSV tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam "thần tốc"thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách từ Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách nhanh nhất. 

TP.HCM: 950.000 NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Ngày 26/10, BHXH TP.HCM cho biết trên địa bàn đã có gần 950.000 người lao động (NLĐ) nhận được hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ.

Đang cập nhật dữ liệu !