Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN và ASEAN+3 họp hội nghị trực tuyến

Nhân Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4/2020, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN và Bộ trưởng Y tế ASEAN+3 để thể hiện tình đoàn kết trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã tham dự và chủ trì tại điểm cầu Bộ Y tế Việt Nam.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị. Nguồn: Bộ Y tế

Tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+3, các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Lào, quốc gia hiện có số ca mắc COVID-19 thấp nhất đã huy động hơn 2000 y bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên y tế và lực lượng cảnh sát trong chống dịch. Indonesia đã phải đẩy mạnh nâng cao năng lực phòng thí nghiệm, tiến hành điều trị, cách ly xã hội. Myanmar hủy tất cả các lễ hội, sự kiện tập trung đông người. Tại Philippines, những người bác sĩ, nhân viên y tế đứng đầu chiến tuyến chống dịch được coi là những người hùng. Bộ trưởng Y tế Singapore thì nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 là mối đe dọa chưa từng có khiến các nước ASEAN cần chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Thái Lan gần đây đã phải hủy mọi sự kiện thể thao, trong đó có môn boxing được ưa chuộng. Thái Lan cũng đã phải tiến hành các biện pháp phong tỏa để làm chậm lại diễn tiến dịch. Bộ trưởng Y tế Thái Lan cũng nhấn mạnh cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc-xin ngừa bệnh.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Việt Nam GS.TS. Nguyễn Thanh Long nêu rõ với kinh nghiệm khống chế SARS năm 2003, ASEAN đã nhanh chóng và tích cực phối hợp hành động chung trong cộng đồng ASEAN. Lĩnh vực y tế của ASEAN đã có hành động phù hợp kích hoạt mạng lưới y tế khẩn cấp trong lòng ASEAN và với 3 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như hợp tác chặt chẽ với WHO. Việt Nam, một trong các quốc gia ASEAN đầu tiên ảnh hưởng bởi COVID-19, đến nay công tác phòng chống dịch đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã giảm được tác động tiêu cực của COVID-19 do nhập cảnh từ nước ngoài và làm chậm lại quá trình lây nhiễm trong cộng đồng. Những kết quả này nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân cũng như áp dụng 4 chiến lược: Ngăn ngừa – Phát hiện sớm – Cách ly và Kiểm soát cùng với sự tham gia của các địa phương để huy động mọi nguồn lực. Với tinh thần đoàn kết của ASEAN và tinh thần gắn kết tương trợ lẫn nhau trong ASEAN, Việt Nam tin tưởng rằng chúng ta có thể cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Tuyên bố chung cuộc họp trực tuyến các Bộ trưởng Y tế ASEAN và Tuyên bố chung cuộc họp trực tuyến các Bộ trưởng Y tế ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) đưa ra trước bối cảnh tình trạng nguy cấp của đại dịch COVID-19 kể từ 11/3, dựa trên Tuyên bố Chủ tịch về Ứng phó chung ASEAN trước dịch bệnh COVID-19 do Việt Nam, Chủ tịch luân phiên ASEAN đưa ra nhấn mạnh về tầm quan trọng của tình đoàn kết ASEAN và tinh thần gắn kết, tương trợ lẫn nhau cộng đồng chung ASEAN trong đối mặt với dịch bệnh COVID-19 và những thách thức tương tự cũng như tái khẳng định cam kết Sức khỏe cho tất mọi người dân trong ASEAN, sẵn sàng ứng phó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

 

Tuyên bố chung nêu rõ sẽ đẩy mạnh chia sẻ thông tin kịp thời, ngăn ngừa, phát hiện sớm dịch bệnh, biện pháp ứng phó, cập nhật giám sát dịch tễ học, nghiên cứu lâm sàng về virus, hướng dẫn kỹ thuật thông qua các cơ chế hợp tác lĩnh vực sức khỏe hiện hành của ASEAN như các cuộc họp SOM ASEAN, ASEAN+3, Mạng lưới Văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) ASEAN, Mang lưới đào tạo dịch tễ học ASEAN+3, và Trung tâm BioDiaspora Virtual ASEAN.

ASEAN sẽ củng cố hợp tác khu vực trong truyền thông về COVID-19, hợp tác với các cơ quan tương ứng trong ASEAN, ngăn chặn phát tán thông tin sai lệch và thông tin giả mạo. Sử dụng công nghệ số, trong đó có hội thảo qua video, các ứng dụng mạng xã hội cũng như trí tuệ nhân tạo dựa trên các diễn đàn chính thức để chia sẻ thông tin nhằm đảm bảo kịp thời ứng phó y tế công cộng. Phối hợp ứng phó y tế công cộng xuyên biên giới, như truy tìm người tiếp xúc với người mắc và điều tra dịch bệnh, thúc đẩy cơ chế hợp tác song phương và khu vực phù hợp.

Thúc đẩy cơ chế hợp tác theo cơ chế ASEAN và mở rộng đối tác về năng lực can thiệp để sẵn sàng ứng phó các trường hợp y tế khẩn cấp, chia sẻ bài học kinh nghiệm, huy động nguồn lực trong đó có trợ giúp kỹ thuật; và đối thoại chính sách về những phát minh tiến bộ mới nhất bao gồm thuốc và vắc xin, an ninh y tế và tự chủ. Đảm bảo tất cả những người bị nhiễm COVID-19, bao gồm cả những người di cư và các nhóm dễ bị tổn thương khác có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu.

Chống dịch COVID-19 trong ASEAN, đồng lòng Đối thoại và phát triển cùng các đối tác, các khu vực khác và các tổ chức toàn cầu như WHO, cũng như các lĩnh vực công và tư để thúc đẩy nghiên cứu, chia sẻ kiến thức, quản lý dựa vào bằng chứng, các công cụ và sáng kiến can thiệp phù hợp để dập dịch.

Tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN+3, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm trong khống chế dịch. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc chia sẻ Trung Quốc đã áp dụng đưa thuốc y học cổ truyền (YHCT) vào điều trị bệnh COVID-19. Hàn Quốc mong muốn xây dựng kênh Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc nhằm có thêm dự án hợp tác nâng cao năng lực, chuyên gia về chăm sóc sức khỏe và khống chế dịch bệnh, chia sẻ công nghệ. Mở rộng xuất khẩu bộ chẩn đoán COVID-19, hợp tác mang tính nhân văn là mục tiêu mà Hàn Quốc hướng tới trong đối tác đồng phát triển. Hàn Quốc áp dụng các công nghệ mới chẳng hạn như app tự chẩn đoán, app tự giám sát. Nhật Bản sẽ củng cố hợp tác thông qua Khung ASEAN-Nhật Bản, tiếp tục hợp tác củng cố năng lực xét nghiệm và hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; hỗ trợ các nước thông qua WHO; Nhật Bản đã đóng góp thêm cho quỹ “Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược với COVID-19” của WHO đồng thời hỗ trợ phát triển và cung ứng vắc-xin.

T.M

ASEAN – điểm sáng kinh tế toàn cầu năm 2023

Các nền kinh tế chủ chốt của ASEAN sẽ nằm trong số ít các nền kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 tới.

Làm "cao tốc" cho thương mại số khu vực ASEAN

Thương mại số trong ASEAN dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

ASEAN thúc đẩy quá trình bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch TMĐT

Các nước ASEAN đang thảo luận xây dựng Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực.

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022

Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022 đã bế mạc vào tối ngày 24/12 cùng lễ trao giải cho các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ giành giải.

Chủ tịch nước: "Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN”

ASEAN đoàn kết đã đứng vững, trưởng thành vượt bậc, ngày càng vững mạnh, uy tín lên cao, vai trò trung tâm và hình ảnh trên trường quốc tế được khẳng định. Đó là thành quả của sự hợp tác, chung tay của từng thành viên trong cộng đồng ASEAN.

Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với ASEAN

Đó là khẳng định của tân Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 11 năm thành lập trung tâm này vào ngày 23/12 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quảng bá nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trước thềm kỷ niệm 50 năm quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Sự kiện 'Trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản' được tổ chức trước thềm kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

Trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Một trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản vào năm 2023 đã được Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) cho ra mắt.

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc tiếp tục phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022 đã chính thức diễn ra vào tối ngày 19/12 tại thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !