ASEAN cần hướng tới phát triển du lịch bền vững

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sử dụng cơ sở hạ tầng ở ASEAN.

Theo ASEAN Post, trong năm 2018, khoảng 129 triệu du khách đã tới thăm ASEAN và con số này dự đoán tới năm 2020 là 155 triệu người. Còn theo số liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp 329,5 tỷ USD tương đương 12% GDP của ASEAN vào năm 2017. Con số này được dự đoán tới năm 2028 sẽ đạt 598,3 tỷ USD.

Du khách quốc tế tới tham quan Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng tại Việt Nam. (Ảnh: Ngân hàng Phát triển châu Á)

Báo cáo gần đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) chỉ ra rằng trên thực tế, những yếu tố như nhiều lựa chọn du lịch giá rẻ, sự tăng trưởng trong kết nối và ít rào cản du lịch sẽ làm tăng nguy cơ gây mất bền vững, đồng thời khiến khả năng cạnh tranh lâu dài của ASEAN trên vị thế là một điểm đến du lịch có thể bị suy yếu nếu như không có sự đầu tư thích hợp vào hạ tầng du lịch và nhiều nguồn lực lữ hành khác. 

Cho đến nay, ASEAN vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn toàn cầu về cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch. Thêm vào đó, tính bền vững của môi trường vẫn là hạn chế cạnh tranh lớn nhất của khu vực. Cụ thể, nhiều quốc gia thành viên ASEAN vẫn chịu cảnh ô nhiễm không khí, các vấn đề liên quan đến nguồn nước, xử lý nước thải kém dưới mức trung bình, động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nạn phá rừng.

Mặc dù, ASEAN có thể sẽ thắng thế trong khả năng cạnh tranh về du lịch, song việc mở rộng phát triển ngành du lịch sẽ khiến những lỗ hổng quan trọng trong chính sách, tài nguyên và cơ sở hạ tầng bị lộ ra nếu không được quản lý đúng cách.

Theo thang chấm điểm của bản xếp hạng Năng lực cạnh tranh Lữ hành và Du lịch (TTCI) năm 2019 được WEF công bố vào ngày 4/9, khu vực Đông Nam Á đạt số điểm trung bình là 4,8.

TTCI xếp hạng hai năm một lần dựa trên 14 yếu tố như: tài nguyên văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, cạnh tranh về giá, cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, ưu tiên du lịch, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, môi trường bền vững, an ninh an toàn... Tất cả được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7. Năm nay có 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được WEF xếp hạng.

Theo đó, thang điểm trung bình trên toàn cầu là 3,8 và riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 4,2. Điều này cho thấy thế mạnh cân bằng giữa các nguồn tài nguyên và thiên nhiên của ASEAN trong việc thu hút du khách và thu về lợi nhuận.

Trong đó, Singapore được đánh giá là có chỉ số cạnh tranh lớn nhất trong lĩnh vực du lịch và lữ hành trong khối ASEAN. Theo sau là Malaysia và Thái Lan.

Cụ thể, trong khu vực ASEAN, Singapore dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, đứng vị trí thứ 17, tụt 4 hạng so với năm 2017; Malaysia đứng thứ 29 (tụt 3 hạng); Thái Lan vị trí thứ 31 (tăng 3 hạng); Indonesia vị trí thứ 40 (tăng 2 hạng). Việt Nam đứng trên Philippines, vị trí 75 (tăng 4 hạng); Lào đứng thứ 97 (giảm 3 hạng); Campuchia đứng thứ 98 (tăng 3 hạng).

Chi tiết hơn, Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương về chỉ số nguồn nhân lực và thị trường lao động cũng như ưu tiên hàng đầu về điểm đến du lịch và lữ hành. Trong khi đó, Brunei đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương về chỉ số cạnh tranh giá cả nhờ giá nhiêu liệu thấp, giá taxi rẻ và phí sân bay rẻ.

Việt Nam có chỉ số tăng cao nhất là về chính sách visa với 63 bậc (từ vị trí 116 lên 53). Các chỉ số khác được cải thiện so với hai năm trước còn có cạnh tranh về giá, từ vị trí 35 lên 22; cơ sở hạ tầng hàng không, từ vị trí 61 lên 50; cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, từ vị trí 113 lên 106...

Indonesia nổi bật là quốc gia cải thiện nhất về chỉ số sức khỏe và vệ sinh. Philippines đứng đầu danh sách quốc gia cải thiện nhất về chỉ số cơ sở hạ tầng đường bộ và cầu cảng.

Những thay đổi ở các thành phố lớn

Theo Báo cáo Chỉ số điểm đến tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APDI) được Mastercard công bố hôm 4/9, thủ đô Bangkok của Thái Lan vẫn đứng đầu danh sách những điểm đến phổ biến nhất đối với du khách quốc tế tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể, trong năm 2018, 22,8 triệu du khách quốc tế qua đêm ở Thái Lan. Singapore và Kuala Lumpur lần lượt giữ vị trí số 2 và 3 với 14,7 triệu và 13,8 triệu lượt du khách qua đêm hồi năm ngoái.

Thậm chí, Bangkok còn đánh bại thủ đô Paris và London trở thành thành phố được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Trong khi Singapore và Kuala Lumpur đứng thứ 4 và 5 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Việc Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur trở thành điểm đến của 51,2 triệu du khách quốc tế qua đêm trong năm 2018 đã đẩy cơ sở hạ tầng ở các thành phố này trở nên quá tải.

Sân bay quốc tế chính của Thái Lan là Suvarnabhumi Airport ở Bangkok mở cửa vào năm 2006 với khả năng phục vụ 45 triệu hành khách mỗi năm giờ đang phải căng mình gánh tới 65 triệu người qua lại. Do đó, trong năm 2018, Thái Lan cũng đã cho công bố kế hoạch trị giá 7,9 tỷ USD để mở rộng hoạt động của sân bay và tăng khả năng phục vụ lên 150 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2030.

Trong khi đó, thành phố đông dân thứ hai trên thế giới chỉ sau Monaco là Singapore cũng đã cho công bố kế hoạch hồi đầu tháng Chín về việc xây dựng thêm các hạng mục như dịch vụ công cộng và giao thông dưới lòng đất.

Những phân tích của WEF cho thấy, các nền kinh tế du lịch cạnh tranh ở ASEAN dường như đang tiến tới “điểm cực hạn” khi mà sức chứa và chính sách quản lý không theo kịp sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch.

“Các nước cần thay đổi quan điểm tận thu ngắn hạn lĩnh vực du lịch và lữ hành để đảm bảo cho tương lai ổn định của nền kinh tế. Du lịch và lữ hành có thể thúc đẩy các nền kinh tế phát triển rất tốt. Song điều này chỉ xảy ra khi các nhà hoạch định chính sách quản lý hợp lý tài nguyên du lịch quốc gia. Vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện với sự hỗ trợ của nhiều bên liên quan”, ông Lauren Uppink thuộc WEF nhận định.

Minh Thu

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !