Tuyên chiến với quảng cáo thực phẩm chức năng lố

Thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế liên tiếp cảnh báo tới người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo sai trái, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

 Không giải quyết được gốc rễ

Theo ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục Quản lý An toàn thực phẩm, Bộ Y tế năm 2020,  Thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo Cục An toàn thực phẩm đã triển khai thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm về quảng cáo thực phẩm trên các trang thông tin điện tử.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát hiện và xử lý vi phạm hàng trăm sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng. Những sản phẩm này được quảng cáo trên các trang web, mạng xã hội như “thần dược” điều trị khỏi một số bệnh: Đái tháo đường, tim mạch, xương khớp, thậm chí tiêu diệt được cả vi rút SARS-CoV-2, tăng sức đề kháng của cơ thể…

Ông Phong cho biết đến nay Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, làm việc với Facebook xử lý các chủ tài khoản bán sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật. Thế nhưng, trên thực tế, tình trạng vi phạm quảng cáo vẫn rất phức tạp, nhức nhối.

Đặc biệt, khi phát hiện nhiều trường hợp công bố sản phẩm trên mạng xã hội, trên các trang web không đúng sự thật nhưng lúc mời đại diện doanh nghiệp tới để lập biên bản xử phạt thì phía doanh nghiệp phủ nhận việc quảng cáo sản phẩm nói trên.

 Nhiều doanh nghiệp còn quay ra phản ứng là họ bị mạo danh, đổ lỗi cho các đại lý bán hàng tự quảng cáo. Vì vậy, ông Phong cho biết để tìm căn nguyên và xử lý triệt để lại không dễ dàng.

Ông Phong khuyến cáo các loại thực phẩm chức năng thường thấy là thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, nhưng không phải là thuốc điều trị bệnh, không có tác dụng diệt vi rút, trị cảm cúm.

Việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng chữa khỏi hẳn bệnh là hoàn toàn sai. Trước khi mua sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin về sản phẩm, như: Thành phần, công dụng, cảnh báo… 

Trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm vẫn tiếp tục phối hợp với các bộ ngành khác đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu.

{keywords}
Tuyên chiến với quảng cáo thực phẩm chức năng lố

Ông Phong cho rằng cần nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm. Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, quảng cáo thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Mức phạt quá nhẹ

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thực trạng an toàn thực phẩm trong các loại thực phẩm chức năng vẫn bát nháo, khó quản lý. Theo PGS Thịnh nguyên nhân là mức xử lý quá thấp nên không khiến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sợ.

PGS Thịnh cho biết ở nước ngoài nếu vi phạm có thể phải đóng cửa còn ở Việt Nam mức phát vài triệu đồng không ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các cơ sở đó.

Hiện nay, căn cứ vào Nghị định 158/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực, văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo có nêu: Việc tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng có thể bị phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp sau:

Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình.

Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi, quảng cáo thiếu một trong các nội dung: tác dụng chính và tác dụng phụ; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm.

 Khánh Chi 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !