Tồn dư hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản nuôi tại Tiền Giang

Ngày 15/10, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ (Chi cục Chất lượng Nam bộ) thông báo về việc phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản nuôi tại Tiền Giang.

Căn cứ phiếu kết quả thử nghiệm hóa học số CTDL39B/2021H của Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 (nhận ngày 14/10/2021) và theo thông tin truy xuất nguồn gốc/thông tin lấy mẫu của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang, sản phẩm là cá tra bột, điểm lấy mẫu là hộ nuôi Nguyễn Văn Lợi, địa chỉ: Ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (mã số mẫu: 82/0921/13). Kết quả, tồn dư Leucomalachite Green.

Trong lĩnh vực thủy sản, trước đây Malachite Green được sử dụng để xử lý nước, phòng trị các bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng quả dưa … trong các mô hình nuôi trồng thủy sản. Vì là một hóa chất có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cá và lại rẻ tiền nên Malachite Green được các hộ nuôi trồng thủy sản sử dụng nhiều dẫn đến việc hóa chất này đã bị phát hiện còn tồn lưu bên trong cơ thể của một số loài thủy sản.

Theo các nghiên cứu, chất Leucomalachite Green là chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa của Malachite Green và thường còn tồn dư trong cá một thời gian dài, ngay cả khi không còn phát hiện Malachite Green nữa.

Malachite Green và Leucomalachite Green làm tổn thương đến chức năng gan, làm thay đổi chức năng tuyến giáp, thiếu máu, giảm bạch cầu, đột biến gen và có thể là chất gây ung thư trên mô hình thực nghiệm động vật, cụ thể là loài chuột. 

Một nghiên cứu khác về độc tính của Malachite Green và Leucomalachite Green được tiến hành trong thời gian 2 năm của Trung tâm Nghiên cứu độc tố Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy có biểu hiện gây ung thư của Leucomalachite Green trên chuột nhắt cái.

Trong phạm vi về an toàn thực phẩm thì malachite green tác động trực tiếp lên các loại thuỷ sản như cá, hến, baba, tôm,…đặc biệt là các loại cá nuôi như cá tra, cá basa. Do lượng thuốc sử dụng quá nhiều và bị biến tính khi vào cơ thể sinh vật, để lại lượng tồn dư trong cơ thể sinh vật và gián tiếp chính con người lại chịu tác động của MG khi sử dụng các thực phẩm thuỷ sản có chứa MG này.

Lượng tồn dư còn lại trong các ao, đầm sau mỗi vụ được người nông dân thau rửa ao đầm,nước từ các ao này chảy ra sông,suối, biển làm cho các sinh vật ở các nơi này bị nhiễm Malachite green, đặc bịêt là những loài cá biển.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Ngoài ra, Leucomalachite Green còn là chất gây đột biến trong cơ thể của các loài động vật. Các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng Malachite Green và Leucomalachite Green là 2 chất nguy hại, có tiềm năng gây ung thư cho người. Malachite Green đã bị cấm sử dụng và được kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng có trong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, Malachite Green nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, người nuôi trồng thủy sản tuyệt đối không được sử dụng.

Việc sử dụng thuốc, hóa chất để phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản là điều cần thiết, nhằm làm giảm tổn thất và đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, người nuôi cần phải biết các nguyên tắc, loại thuốc, chế phẩm sinh học được phép sử dụng để tránh rủi ro và đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ yêu cầu Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc điều tra nguyên nhân tại cơ sở ương giống có mẫu vi phạm nêu trên, sau đó có văn bản thông báo yêu cầu cơ sở thực hiện các hành động khắc phục phù hợp.

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang cần thông báo ngay kết quả giám sát tới Chi cục Thủy sản Tiền Giang để có biện pháp xử lý đối với cơ sở ương giống có mẫu vi phạm theo quy định hiện hành.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm tra kết quả thực hiện các hành động khắc phục của cơ sở, đồng thời giám sát xuất bán lô cá giống có kết quả không đạt nêu trên và báo cáo kịp thời về Chi cục Chất lượng Nam bộ thông tin cơ sở nuôi tiếp nhận, thu mua lô cá giống này (trong trường hợp đã xuất bán).

Báo cáo kết quả thực hiện, bao gồm kết quả xử lý của Chi cục Thủy sản về Chi cục Chất lượng Nam bộ và các cơ quan liên quan ngay sau khi hoàn thành.
 
K.Chi 
 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !