PGS Phạm Khánh Phong Lan: Khó khăn trong quản lý ATTP còn rất nhiều

Vấn đề an toàn thực phẩm luôn được đặt ra hàng đầu và cũng đòi hỏi rất nhiều tâm huyết của người quản lý. Hiện tại, TP. HCM đưa ra nhiều mô hình về ATTP để nhân rộng.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM đã có những chia sẻ về khó khăn trong công tác quản lý an toàn thực phẩm tại thành phố hàng chục triệu dân như TP.HCM.

Là thành phố có hàng chục triệu người, công tác an toàn thực phẩm đòi hỏi rất nhiều tâm và lực. Xin bà cho biết hiện nay khó khăn trong công tác quản lý an toàn thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh còn gặp khó khăn gì không?

PGS Phạm Khánh Phong Lan: Bên cạnh những hiệu quả bước đầu đạt được, công tác quản lý an toàn thực phẩm vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, yếu kém cần giải quyết:

Trong các quy định về kiểm soát và xử lý vi phạm đối với chất cấm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Theo quy định, để có cơ sở xử lý đối với các trường hợp nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư hóa chất, chất cấm phải có kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Tuy nhiên, kết quả phân tích định lượng thường mất thời gian từ 2 - 4 ngày.

Hiện nay, chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng, nên khi có kết quả phân tích định lượng thì lô hàng đã được phân phối, không còn tại chợ. Vì vậy, việc xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đối với các nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối chỉ xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (tịch thu, tiêu hủy) là khó có thể thực hiện được. Do đó, đề xuất có quy định về biện pháp xử lý ngăn chặn vi phạm (đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng, điều kiện bảo quản hàng hóa) trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiệu quả công tác quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc còn hạn chế do quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, hệ thống phân phối lạc hậu, vẫn còn các chợ tự phát, trôi nổi. Sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại chủ yếu có xuất xứ từ các tỉnh hoặc nhập khẩu, do vậy việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế và cần có sự phối hợp kiểm soát chất lượng thực phẩm từ tỉnh trước khi đưa vào thành phố tiêu thụ. Do đó, đề xuất có quy định hướng dẫn chung từ các Bộ chuyên ngành, theo đó nông sản, thực phẩm khi đưa vào tiêu thụ trên thị trường phải được kiểm tra và chứng nhận từ gốc (quy định thống nhất cách thực hiện việc giám sát, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kèm theo lô hàng).

Một số hộ kinh doanh thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ chưa thực hiện đúng các quy định lưu giữ hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của hàng hóa đang bày bán, kinh doanh. Mặt khác, nhận thức của một số người tiêu dùng về an toàn thực phẩm chưa cao, còn chấp nhận tiêu thụ thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm tự phát.

{keywords}
PGS Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ khó khăn trong quản lý ATTP còn rất nhiều

Vẫn còn tình trạng sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, chất phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Việc giám sát và kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các chợ truyền thống còn nhiều khó khăn nhất là nông sản thực phẩm. Hiện tại, các quầy sạp kinh doanh tại chợ đa số hàng hóa từ bao bì lớn, đổ ra để bán lẻ không bao gói, thịt gia súc, gia cầm ngoài bao bì, hàng xá (không có dấu giết mổ)… rất khó giám sát nguồn gốc và chất lượng

Công tác quản lý an toàn thực phẩm ở phường - xã, thị trấn còn gặp nhiều hạn chế, do nhân sự phụ trách về công tác an toàn thực phẩm chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên công tác xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ở phường - xã, thị trấn chưa cao

Thưa bà, những mô hình an toàn thực phẩm điển hình mà Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai hiện nay như thế nào?

PGS Phạm Khánh Phong Lan: Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang tổ chức xây dựng nhiều mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm, trong những năm qua Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã nỗ lực phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện  triển khai có hiệu quả một số mô hình điểm về an toàn thực phẩm như:

Xây dựng mô hình quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; tổ chức phối hợp với các tỉnh giám sát  ATTP theo chuỗi từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức gắn kết thu mua sản phẩm, xây dựng và mở rộng mô hình sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt; Triển khai đề án truy xuất nguồn gốc heo, rau; Tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi thực phẩm an toàn đến các siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm an toàn; Xây dựng chợ truyền thống đạt tiêu chí ATTP, mô hình thức ăn đường phố điểm…

Mô hình an toàn thực phẩm điển hình mà Thành phố đang triển khai thực hiện:

Mô hình thức ăn đường phố điểm: Mô hình được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cải thiện điều kiện, đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, đã có 24 quận, huyện đăng ký 77 mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố (cuối năm 2019).

{keywords}
Khó khăn trong quản lý ATTP còn rất nhiều

Giới thiệu mô hình: mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại Khu ăn uống tập trung trước cổng Chợ Phạm Văn Hai trên địa bàn phường 3 – Quận Tân Bình; mô hình phố Ẩm thực Vĩnh Khánh, phường 8, 9, 10, Quận 4.

Mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn”: Quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” là quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, phân phối.

Mô hình thí điểm “Chợ bảo đảm an toàn thực phẩm”: Nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao vai trò của Ban Quản lý chợ, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã triển khai đến 24 quận, huyện xây dựng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó, tập trung điều kiện về kinh doanh, đảm bảo 100% hàng hóa thực phẩm kinh doanh tại chợ phải được truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, mỗi quận, huyện đã chọn 01 chợ trên địa bàn và tổ chức thực hiện mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đề án Quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm. Giới thiệu mô hình tiên tiến: Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản: xây dựng quản lý chất lượng từ trang trại chăn nuôi, sơ chế, chế biến, theo chuỗi

Thưa bà, trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, với các giải pháp: Thanh tra, kiểm tra – Xử phạt – Tuyên truyền, theo bà, giải pháp nào là quan trọng nhất?

PGS Phạm Khánh Phong Lan: Trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng, cần thực hiện tốt và đồng loạt các nội dung từ tuyên truyền, cấp phép, kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm để công tác quản lý đạt được hiệu quả cao nhất.

Đồng thời cần có sự tham gia đồng lòng của các tổ chức chính trị - xã hội, người dân trên địa bàn thành phố trong công tác thông tin, tuyên truyền, giám sát, phối hợp trong việc kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, có như thế, tình hình an toàn thực phẩm sẽ được cải thiện và ngày một nâng cao chất lượng.

Vâng xin cảm ơn bà!

Khánh Chi thực hiện

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !