Người phụ nữ bị viêm gan ứ mật nghi sử dụng loại rượu hầu như nhà nào cũng có

Xuất hiện đau bụng nhưng không đi khám mà nghe người quen mách người phụ nữ 46 tuổi ở Quảng Ninh mua và dùng một loại rượu có ngâm lá cây với hi vọng chữa được bệnh. Nhưng kết cục không như ý.

 

{keywords}
Chai rượu được người bệnh mang đến bệnh viện (Ảnh bệnh viện cung cấp)

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị viêm gan ứ mật cấp nghi do rượu thuốc. 

Theo đó, bệnh nhân N.T.N. 46 tuổi, trú tại Thanh Sơn - Uông Bí, Quảng Ninh bị đau bụng nhưng không đi khám và điều trị kịp thời. Nghe lời người quen mách chị mua và dùng loại rượu có ngâm lá cây để chữa bệnh. 

Sau khoảng 1 ngày sử dụng với 1 lượng rất nhỏ, tình hình bệnh không thuyên giảm mà kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Lúc này chị mới vội vàng đến viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để kiểm tra.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, da vàng, mắt vàng. Kết quả xét nghiệm cho thấy có tình trạng viêm gan cấp, men gan cao gấp 53 lần so với ngưỡng cho phép là 1870,06 U/L (thông thường chỉ số này chỉ là 35U/L), kèm theo đó là rối loạn đông máu và đường máu tăng.

Các bác sĩ đã tiến hành điều trị tích cực cho người bệnh: Điều trị hỗ trợ tế bào gan, tăng thải độc gan… Hiện sau 3 ngày điều trị nội khoa các triệu chứng lâm sàng và các chỉ số của người bệnh đã dần ổn định.

Theo bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cho biết, hiện nay tuy khoa học, kĩ thuật phát triển nhưng vẫn còn rất nhiều người phần vì tâm lý chủ quan, phần vì tâm lý ngại đến viện để kiểm tra, họ thường tìm đến các loại thuốc nam, các loại lá cây ngâm, rượu ngâm để chữa bệnh.

Nhưng bệnh tình không những không chữa được mà đa phần bệnh có diễn biến nặng hơn và xuất hiện nhiều biến chứng làm khó khăn cho các bác sĩ trong việc điều trị.

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng từng tiếp nhận nam bệnh nhân 41 tuổi ở Cao Bằng  nguy kịch do uống rượu ngâm thuốc nam với mong muốn… chữa bệnh gan trong suốt 7-8 năm.

Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân H.V. Đ (41 tuổi, Cao Bằng) nhập viện được khoảng 1 tuần với chẩn đoán ban đầu là ngộ độc thuốc nam. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là ngộ độc thuốc nam thì thường không quá nặng, phức tạp như tình trạng lúc này của bệnh nhân.

Vấn đề nằm ở chỗ bệnh nhân bị ngộ độc thuốc nam trên nền xơ gan rất nặng, bởi anh Đ là người nghiện rượu lâu năm. Bệnh nhân rơi vào trạng thái hôm mê kèm những biến chứng về gan rất nặng.

Tương tự, năm 2019, trên địa bàn huyện Nam Trà My cũng xảy ra một vụ ngộ độc rượu do ngâm rễ cây rừng khiến 2 cậu cháu ngộ độc và tử vong. Sự việc đau lòng này xảy ra khi hai cậu cháu vào rừng tìm rễ cây đem về nhà, rửa sạch rồi cắt khúc và ngâm với rượu. Sau đó, 2 cậu cháu mang ra uống tại một lán trại cách nhà 20m.

Sau khi uống được hơn nửa bình rượu, 2 người về nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi vừa về tới nhà, ông cậu đột nhiên té ngửa, co giật dẫn đến tử vong. Và người cháu cũng tử vong sau đó. 

Được biết, kết quả kiểm nghiệm rượu của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quảng Nam sau đó công bố rượu ngâm với rễ cây khiến 2 cậu cháu bị tử vong là rễ cây móng sóc. Trong rễ cây này có chứa chất độc nhóm alkaloid (koumine và gelsemine), đây là chất kịch độc, có thể gây chết người nhanh chóng

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, dù đã được cảnh báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhưng hầu như năm nào Cục cũng nhận được báo cáo về các trường hợp bị ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây, lá cây rừng được quảng cáo là tốt cho sức khỏe, chữa được bách bệnh.

Đặc biệt, qua theo dõi cho thấy trong thời gian gần đây, việc người dân lạm dụng các loại rượu thuốc ngâm dược liệu không rõ nguồn gốc vẫn xảy ra. Nhiều người có thói quen đem nguyên con, nguyên cây (như rắn, bìm bịp, các loại cỏ, cây, lá, hoa thuốc phiện...) cho vào rượu ngâm để uống. Thậm chí có ca ngộ độc rượu ngâm dược liệu, kết quả kiểm nghiệm cho thấy có cả lá ngón lẫn trong đó.

Do vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thuốc nam, thuốc đông y, các loại rượu ngâm không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm chứng về mặt y học nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đáng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý sưu tầm các loại rễ cây, hoa... để ngâm rượu nhằm tránh chọn nhầm loại cây có độc tính. Đồng thời không nên sử dụng rượu trôi nổi, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân cần thực hiện các nguyên tắc sau:

Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

N.Huyền 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !