Chuyên gia cảnh báo những mối lo từ trà sữa bẩn

Thời gian qua các lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ hàng loạt các vụ việc vi phạm kinh doanh buôn bán nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc.

Liên tiếp các vụ bê bối trà sữa

Trà sữa trân châu có nguồn ngốc ở Đài Loan từ khoảng 38 năm trước (1980). Trà sữa đang là món đồ uống được giới trẻ ở nhiều quốc gia châu Á và trên thế giới.   Từ khoảng 10 năm gần đây, trà sữa du nhập vào nước ta và nhanh chóng trở thành thức uống được nhiều bạn trẻ yêu thích. Trong các loại trà sữa, có lẽ trà sữa trân châu được giới trẻ “nghiện” nhất. 

Họ uống thường xuyên, thậm chí là hằng này, bất chấp những thông tin về một số tác hại. Nguồn gốc của loại đồ uống này lâu nay cũng được cộng đồng bàn tán và tranh cãi. Trong đó, có một thông tin đã được kiểm chứng và lan truyền rộng rãi nhất.  Điều đáng lo là khó kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu trà sữa, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Việc kinh doanh trà sữa trân châu, trà chanh được quản lý theo đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, từ điều kiện vệ sinh cơ sở kinh doanh đến nguyên liệu chế biến. Vì thế, cũng giống như các loại thực phẩm khác, trà sữa trân châu chỉ có hại cho sức khỏe trong trường hợp người sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận mà cố tình làm trái quy định pháp luật, kinh doanh gian dối.

Trước đó, Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra kho hàng tập kết các nguyên liệu pha chế trà sữa tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện, thu giữ hơn 1.000 mặt hàng nguyên liệu phụ gia thực phẩm, gồm: Bột trà sữa, trà xanh, nước siro, nước hoa quả... do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc. Số hàng hóa nguyên liệu này không được bảo quản đúng quy định, vứt tràn lan xuống sàn nhà, thậm chí khu vực nhà vệ sinh của kho cũng được tận dụng làm nơi cất trữ.

Theo Trung úy Nguyễn Quang Nghị, cán bộ Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an TP Hà Nội), các đối tượng kinh doanh nguyên liệu trà sữa, đồ uống không rõ nguồn gốc thường chọn những địa điểm kho bãi ở trong ngõ ngách vắng người gây khó khăn cho công tác trinh sát, điều tra. Hiện nay, chế tài xử phạt đã đủ sức răn đe, tuy nhiên vì lợi nhuận cao nên các đối tượng đã bất chấp, vi phạm pháp luật để kinh doanh.

Đáng lo ngại hơn là tình trạng nguyên liệu Trung Quốc đã và đang tấn công loại thức uống thịnh hành này. Năm ngoái, các tín đồ trà sữa trong nước từng hốt hoảng trước thông tin về trà sữa trân châu siêu rẻ ở Thâm Quyến (Trung Quốc). Loại trân châu này không dùng sữa, trà hay bất cứ hoa quả nào mà chỉ dùng các loại chất tạo màu, tạo mùi cộng với hạt trân châu giả làm từ một loại bột hóa học cao phân tử.

Không chỉ tại Hà Nội, ở các địa phương khác, đặc biệt là các TP lớn như Lạng Sơn, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh thời gian gần đây liên tiếp những lô nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc cũng bị phát hiện và thu giữ.

{keywords}
Chuyên gia cảnh báo những mối lo từ trà sữa bẩn

Tại Hà Nội, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm được xem như thiên đường với đủ các loại nguyên vật liệu pha chế trà sữa trân châu. Khi được hỏi nguyên liệu trà sữa trân châu Đài Loan nhiều người thường cho rằng không bán chỉ bán trà sữa Thái. Nhưng hỏi về nguyên liệu thì đa phần các loại trân châu có 2 loại màu đen và màu trắng, giá thành của chúng giống nhau, ở mức 20 – 30 nghìn đồng/kg.Các loại thạch khác nhau cũng được bày bán rất nhiều. Chủ cửa hàng T.H cho rằng nếu muốn mua hàng thì phải chọn nguyên liệu Thái Lan còn nguyên liệu Trung Quốc không mua được và lên mạng mua.

Nhiều mối lo cho sức khỏe

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội nhiều năm trở lại đây vấn đề an toàn thực phẩm cho sản phẩm trà sữa được bàn luận rất nhiều nhưng các quán trà sữa vẫn mọc lên như nấm. Giới trẻ vẫn thích thú với thứ thực phẩm này. Trà sữa uống vừa đủ không hại nhưng trà sữa bẩn thì vô cùng nguy hiểm.

PGS Thịnh lo ngại nhất đó là vì lợi ích, một số cửa hàng trà sữa trân châu không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Dù hương vị không khác với trà tự nhiên nhưng nó được chế tạo từ các chất tổng hợp hóa học.

Những hạt trân châu với đủ màu sắc có thể chứa phẩm màu không an toàn, không phải màu thực phẩm mà là chất màu không kiểm soát được , không có trong danh mục các phụ gia cho phép sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Không chỉ thế, các loại hương liệu trà sữa đa phần được các cửa hàng lại thường tẩm thêm hương liệu (hương nhài, hương sen, hương vani, trà xanh..) để có thêm hương vị phù hợp với sở thích của giới trẻ.

PGS Thịnh khuyến cáo nếu không sử dụng đúng loại trà hoặc hương liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rất có thể những loại hương liệu này sẽ có chứa các hóa chất độc hại. Hóa chất hương nhài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P - dimethoxy penzin, đều là những chất độc hại gốc hữu cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

PGS Thịnh chia sẻ nếu người tiêu dùng muốn sử dụng trà sữa cần tìm hiểu thật kỹ trước khi dùng và phải đảm bảo an toàn thực phẩm.

 Khánh Chi

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !