Hà Nội: Quận Cầu Giấy đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình dịch diễn biến phức tạp

Trong 9 tháng đầu năm 2021, quận Cầu Giấy đã tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Mặc dù dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua với nhiều diễn biến phức tạp nhưng từ đầu năm đến nay, Quận Cầu Giấy chú trọng đảm bảo, kiểm soát chặt chẽ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).

Cụ thể, quận đã thành lập 14 đoàn thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn (6 đoàn cấp quận, 8 đoàn cấp phường). Trong đó, các đoàn cấp phường đã kiểm tra, giám sát được 552/1.603 cơ sở, số cơ sở đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP là 375.

Cấp quận kiểm tra được 175/1.450 cơ sở, số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 133. Thông qua kiểm tra, các đoàn đã tiến hành lập biên bản, xử phạt hơn 726,5 triệu đồng đối với cơ sở vi phạm.

Đặc biệt, từ ngày 14/10, thành phố Hà Nội cho phép các nhà hàng, quán ăn được phép kinh doanh tại chỗ nhưng không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn, tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, khách hàng thực hiện quét mã QR…

Lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh ATTP cũng như công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Theo Phó Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Tô Hà, quận đã tổ chức kiểm tra có hiệu quả các cơ sở được phân cấp, phối kết hợp tốt giữa các đơn vị nên không có tình trạng chồng chéo. Đoàn cũng áp dụng các biện pháp xét nghiệm nhanh và xử lý cơ sở vi phạm.

Từ đó, các cơ sở đã có ý thức chấp hành tốt quy định của pháp luật, đầy đủ Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận ATTP, Giấy chứng nhận vệ sinh thú y, giấy kiểm nghiệm nước định kỳ, Giấy khám sức khỏe, hồ sơ năng lực của các nhà cung cấp thực phẩm...

Tuy nhiên qua công tác kiểm tra, giám sát cơ quan chức năng vẫn còn tồn tại các lỗi liên quan đến ATTP mà các cơ sở kinh doanh, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thường gặp phải gồm: Chưa đăng ký kinh doanh; không thực hiện hoặc thực hiện lưu mẫu không đúng quy định; thiếu Giấy khám sức khỏe của nhân viên, nhân viên không thực hiện mặc trang phục bảo hộ, găng tay, đội mũ; tủ bảo quản xếp lẫn lộn thực phẩm sống – chín...

Hiện, các lực lượng chức năng quận đã và đang bố trí lực lượng tập trung kiểm soát các trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi, công viên. Xử lý kiên quyết, triệt để các hành vi vi phạm về ATTP của cơ sở nhằm nâng cao nhận thức chấp hành quy định của pháp luật về ATTP cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn.

Song song với công tác kiểm tra, giám sát, Quận Cầu Giấy cũng tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền về ATTTP. Trong 9 tháng năm 2021, quận Cầu Giấy đã tổ chức 2 buổi họp cộng tác viên báo chí (40 người/buổi), 2 buổi tập huấn, 2 hội thảo, phát thanh 2 – 4 buổi/tuần/8 phường thông qua hệ thống phát thanh, tổ chức 10 bài viết trên Cổng thông tin điện tử quận, 32 bản tin các phường.

Đồng thời, in 56 băng rôn, khẩu hiệu, 5 áp phích và 18.000 tờ gấp tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh ATTP.

Theo kế hoạch đặt ra, trong 3 tháng cuối năm, lực lượng chức năng Quận Cầu Giấy sẽ tiếp tục triển khai công tác bảo đảm ATTP, tập trung vào thời điểm cuối năm, sát Tết, khi nhu cầu mua bán của người dân tăng cao.

Đồng thời lực lượng chức năng cũng sẽ  tăng cường rà soát, thống kê, cấp phép hoạt động kinh doanh rượu trên địa bàn quận. Hạn chế tối đa việc kinh doanh rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, cảnh báo, phản ánh các hành vi vi phạm về ATTP... để người dân nắm được và có những lựa chọn phù hợp.

H. Anh 

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !