Chen nhau đi đền Đức Thánh Cả dù bụi bay mù mịt
![]() |
Chen nhau vào đền Đức Thánh Cả (ảnh: Hồng Chuyên) |
Theo các tài liệu lịch sử, đền Đức Thánh Cả nằm trên địa phận thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, còn gọi là Đền Thiên Vựng. Đền được xây dựng cách đây 1.500 năm, thờ Thần là vị tướng “Nhất phẩm Đại vương” triều tiền Lý Nam Đế. Năm 1991, Đền Đức Thánh Cả được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia. Phía ngoài có cổng đền và tường bao quanh, phía trong là hai dãy hành lang, nhà đại bái, nhà hậu cung. Tòa hậu cung có chín rồng chầu.
Trong đền còn lưu giữ được toàn bộ hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng, khảm trai có giá trị của các quan đại thần. Trong đó, có câu đối của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Thượng Hiền, Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn.
Tuy nhiên, con đường đi vào đền lâu nay không được tu sửa, lại là đường đi chung với bãi khai thác đá. Khách hành hương đi lễ không chỉ phải đối mặt với cảnh tượng bụi bay mù mịt mà còn đối mặt với nguy hiểm rình rập từ bãi đá. Bên cạnh đó việc bắt chẹt, chặn khách, tình trạng hàng quán nhếch nhác, ăn xin chèo kéo ở khu vực cửa đền diễn ra ngày càng trầm trọng. Chặn khách gửi xe lên đến 20 nghìn đồng/ xe máy thời gian khoảng vài tiếng.
![]() |
Để vào được đền Đức Thánh Cả phải đi qua bãi đá đang khai thác rất nguy hiểm (ảnh: Hồng Chuyên) |
![]() |
Đường vào đền là bãi đá, xe tải đi nhiều bụi đá bay mù mịt, người dân Kim Bảng lập chắn thu tiền ô tô (ảnh: Hồng Chuyên) |
![]() |
Bụi đá mù mịt con đường vào đến Đức Thánh Cả (ảnh: Hồng Chuyên) |
![]() |
Bụi trắng xóa lùm cây (ảnh: Hồng Chuyên) |
![]() |
Cửa đền như chợ bán ốc trai, nhếch nhác (ảnh: Hồng Chuyên) |
![]() |
Có nhiều người ăn xin, có cả những người thanh niên khỏe mạnh như thế này tại khu vực cửa đền (ảnh: Hồng Chuyên) |
Đền Đức Thánh Cả nằm ở địa phận giáp ranh giữa tỉnh Hà Nam và Tp Hà Nội. Toàn bộ khu vực 1 của đền có diện tích 20.870m2 thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội, nhưng khu vực 2 và 3 của di tích (vành đai bảo vệ di tích) lại thuộc thôn Vĩnh Sơn, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Bởi vậy, du khách muốn vào di tích đền Đức Thánh Cả phải đi qua địa phận đất của huyện Kim Bảng (Hà Nam).
Phía trong đền, do Thôn Hữu Vĩnh (xã Hồng Quang, Ứng Hòa, Hà Nội) quản lý các dịch vụ đều được thông báo công khai qua loa. Nhưng phía ngoài đền nằm trên địa bàn huyện Kim Bảng tình trạng nhộn nhạo vẫn tiếp diễn.
Để bảo tồn di tích, đảm bảo tính mĩ quan di tích cấp quốc gia, thu hút đông khách thập phương lễ bái đầu năm và đảm bảo sức khỏe tính mạng cho khách hành lễ, thiết nghĩ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải vào cuộc để hòa giải những tranh chấp và lập lại trật tự tại ngôi đền nổi tiếng, di tích cấp quốc gia này.