Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chế độ kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 giúp ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.

Nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

- Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường.

Bệnh nhântiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.

Nhu cầu phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày; nếu cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày. 

Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.

- Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.

- Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày. 

- Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.

- Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày).

- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.

- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

- Bỏ rượu, bia, thuốc lá...

Các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2 

Bệnh béo phì là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Dưới đây là chế độ ăn trong ngày mà người bị tiểu đường cần phải thực hiện đầy đủ.

Ăn 5 bữa ăn một ngày

Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa trong ngày, bao gồm bữa ăn sáng, ăn nhẹ, ăn trưa, ăn nhẹ và ăn tối. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân.

Ăn bữa ăn sáng đầy đủ

Bữa sáng rất cần thiết cho người bị tiểu đường. Ăn bữa sáng đầy đủ là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày mới. Bữa ăn bao gồm đúng lượng chất béo, ngũ cốc nguyên chất và chất xơ.

Bữa trưa nhiều rau xanh

Nên tự chuẩn bị bữa ăn trưa, tránh ăn thực phẩm bên ngoài. Hãy chú ý đến những gì bạn ăn. Nên ăn trứng luộc, nhiều rau và protein nạc, tránh khoai tây chiên.

Bữa tối nhiều protein nạc

Kết hợp protein nạc, rau và một lượng nhỏ tinh bột là bữa tối an toàn và ngon miệng cho bệnh nhân tiểu đường.

Bữa nhẹ gồm trái cây và quả hạch

Bữa ăn nhẹ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm rau quả, trái cây, quả hạch, bơ đậu phộng không đường...

Mức tiêu thụ calo hàng ngày

Không cần quá cứng nhắc trong việc cân nhắc lượng calo nạp vào cơ thể. Bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500-2.000 calo mỗi ngày.

L.N (tổng hợp)

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !