Cần làm gì sau khi Luật Biển Việt Nam có hiệu lực?

"Đến nay về cơ bản ta có Luật Biển tốt, nhưng để đưa vào cuộc sống và làm cho nó phát huy hiệu lực hơn cần có những bổ sung điều chỉnh cần thiết, mà điều đó cũng rất bình thường"- Ts Trần Công Trục.

Cần làm gì sau khi Luật Biển Việt Nam có hiệu lực? - ảnh 1

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

TS Trần Công Trục trả lời: Để có Công ước Luật Biển 1982, cộng đồng quốc tế trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng. Luật Biển là bộ luật  cực kỳ lớn, rất phức tạp, rất dài, chứa đựng nhiều nội dung với những vấn đề khác nhau, phạm vi chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật khác nhau. 

Đến nay về cơ bản ta có Luật Biển tốt, nhưng để đưa vào cuộc sống và làm cho nó phát huy hiệu lực hơn cần có những bổ sung điều chỉnh cần thiết, mà điều đó cũng rất bình thường.

Ví dụ về đường cơ sở: Trong Luật Biển có quy định nguyên tắc thiết lập hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải theo Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982. Tuy nhiên còn có  những khu vực còn chưa tuyên bố cụ thể thì vẫn phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Nói như vậy nhưng cụ thể ra sao, hệ thống đường cơ sở cũ có điều chỉnh hay không, chỗ nào chưa tuyên bố thì điều chỉnh ra sao, đường cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào?… Vì vậy, vẫn cần điều chỉnh bằng một văn bản dưới luật hay bổ sung vào Luật này. Phạm vi các vùng biển hiện nay có một số nơi chưa xác định rõ, nên cần phải tiếp tục hoàn thiện…

Trong Luật Biển Việt Nam chủ yếu đề cập đến các định chế xử lý quan hệ trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam còn vấn đề quan trọng mà Công ước UNCLOS đã dành quá nửa số chương, mục để đề cập tới; đó là biển cả - di sản chung của nhân loại – thì Luật Biển Việt Nam, mặc dù đã có một số định nghĩa, nhưng vẫn chưa quy định cụ thể. Trong xu thế phát triển tất yếu của khoa hoc kỹ thuật, công nghệ nghiên cứu khai thác biển, hy vọng trong những năm sắp tới, việc tham gia nghiên cứu, khai thác Vùng, Biển cả của công dân Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn. Thưc tế đó đòi hỏi phải có những quy định bổ sung cho Luật Biển Việt Nam để xử lý tốt các quan hệ nẩy sinh… Trong thực tế người dân phải đi làm ăn, vùng tranh chấp ở đâu, giải quyết như thế nào, áp dụng luật gì – đó là những điều cần dày công hơn để chỉnh lý lại những nội dung đã công bố cho chuẩn xác hơn, chi tiết hơn. Càng cụ thể chi tiết càng làm cho Luật Biển dễ dàng đi vào cuộc sống, xứng đáng là công cụ pháp lý quan trọng của công tác quản lý nhà nước trên các vùng biển, hải đảo của mình.

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !