Biểu tình chống Trump giống “màn kịch được dàn dựng”?
Mệnh lệnh này được Trump ký kết nhằm cải thiện tình hình an ninh của Mỹ, và nó đã làm dấy lên những tranh cãi ở nhiều quốc gia và nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Mỹ.
![]() |
Ông Donald Trump ôm cựu Tổng thống Barack Obama sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1. |
Theo hãng tin Sputnik, 10 ngày sau khi rời nhiệm sở, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng phản đối quyết định trên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình.
“Tổng thống Obama đã cảm thấy rất phấn chấn trước sự quan tâm tình hình đất nước của người dân trên toàn quốc”, ông Kevin Lewis, phát ngôn viên của cựu Tổng thống Mỹ cho biết. Ông cũng nói thêm rằng ông Obama “phản đối các hình thức phân biệt đối xử giữa người và người chỉ vì sự khác biệt về đức tin và tôn giáo”.
Thế nhưng, trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Obama đã phê duyệt quyết định không kích tại 7 quốc gia, trong đó bao gồm Afghanistan, Pakistan, Yemen, Somalia, Iraq, Libya và Syria. Không một cuộc biểu tình phản đối quy mô lớn nào được tổ chức khi sự kiện này diễn ra.
Hơn nữa, truyền thông cũng mô tả ông Obama là một người đại diện cho hòa bình và dân chủ, trong khi ông Trump được coi là một lãnh đạo có tư tưởng bài ngoại và bác bỏ những giá trị vốn có của Mỹ.
Một bài báo của Washington Post viết rằng: “Tổng thống Obama trả lời trong cuộc họp báo cuối cùng trên cương vị đứng đầu đất nước rằng ông sẽ chỉ bình luận về những hành động của người kế nhiệm khi ông “cảm thấy những giá trị căn bản của chúng ta đang bị đe dọa”. Ông chỉ có thể giữ im lặng được hai tuần sau đó”.
Đáp lại những chỉ trích nhằm vào mình, ông Trump cho biết: “Chính sách của tôi có phần giống với những gì Tổng thống Obama đã làm vào năm 2011 khi ông ấy cấm cung cấp visa cho những người tị nạn từ Iraq trong 6 tháng. Bảy quốc gia được nêu trong mệnh lệnh hành pháp của tôi là những nước được chính quyền Obama coi là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo”.
Theo nghị sĩ Nga Alexander Chepa, các cuộc biểu tình phản đối mệnh lệnh của ông Trump “giống một màn kịch được dàn dựng từ trước, bởi người ta không xuống đường khi Obama ra lệnh đánh bom các nước Hồi giáo”. “Tôi nghĩ rằng các cuộc biểu tình này đáng lẽ đã phải xảy ra khi Iraq và Libya bị ném bom, như thế mới hợp lý”, ông Chepa cho biết.
Nghị sĩ Nga tin rằng rất có thể đang tồn tại một số thế lực chính trị tại Mỹ không muốn Donald Trump làm Tổng thống.
Ông Seth Frantzman, một nhà báo chuyên về tình hình Trung Đông khẳng định rằng đã có sự thiếu trung thực trong những lời chỉ trích mệnh lệnh hành pháp của ông Trump, mặc dù nội dung của nó không quá đáng.
“Tôi cảm thấy rằng đang có sự giả dối khi lệnh cấm của ông Trump được coi là sẽ gây ra bạo lực cực đoan, trong khi chính sách không kích của ông Obama lại được coi là ít có ảnh hưởng xấu”, ông Frantzman nhấn mạnh.