Xây mô hình cột mốc đảo Trường Sa, Hoàng Sa trong nhà trường

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Để học sinh dễ tiếp thu và giáo dục tình yêu đối với biển đảo, nhiều trường học đã xây dựng mô hình quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Nhiều trường đã xây cột mốc Trường Sa, Hoàng Sa để giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh. Ảnh: Thủy Phan

Mới đây, Trường THCS Bình Thành - huyện Thoại Sơn (An Giang) phối hợp cũng công đoàn xã Bình Thành đã xây dựng mô hình bản cột mốc đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong khuôn viên nhà trường. Kinh phí xây dựng với tổng số tiền trên 6 triệu đồng, từ nguồn vận động mạnh thường quân của công đoàn xã.

Thầy Đổ Quốc Tuấn – Hiệu trưởng trường THCS Bình Thành cho biết: “Không phải ai cũng có điều kiện được đặt chân đến Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, chúng tôi xây dựng Bản cột mốc với đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ, thông qua mô hình này nhà trường mong muốn giáo dục, nuôi dưỡng tình yêu biển, đảo cho các thế hệ học sinh, giúp các em hiểu được sự hy sinh to lớn trong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo của các thế hệ cha, anh đi trước, từ đó nhận thức đúng đắn về biển, đảo quê hương, mai sau góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo”.

Trường THCS Đăk Rờ Ve (huyện Kon Rẫy, Kon Tum) không chỉ dạy trong sách vở, trên bản đồ; để học sinh có hình ảnh trực quan về biển đảo, luôn nhắc nhở các em về trách nhiệm của mình với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, nhà trường đã vận động phụ huynh học sinh, giáo viên đóng góp xây dựng mô hình Cột mốc Trường Sa với tổng kinh phí xây dựng hơn 30 triệu đồng.

Công trình mô phỏng dựa trên khuôn mẫu của Cột mốc Trường Sa tại đảo Trường Sa (thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Công trình được cả phụ huynh, học sinh hào hứng đón nhận và trân trọng.

Thầy Lương Tấn Thanh - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Mô hình “Cột mốc Trường Sa” như biểu tượng thiêng liêng về tinh thần tất cả vì “Biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc” của thầy và trò nhà trường. Đây là hình ảnh để nhà trường giáo dục cho các thế hệ học sinh về lòng yêu nước, thắp lửa cho các thế hệ học sinh truyền thống của cha ông, ý chí quyết tâm giữ nước và sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại Quảng Bình, nhiều trường cũng đã xây mô hình quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong khuôn viên trường, giúp cho các em nhận diện được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tại Trường tiểu học Mỹ Trạch (xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch), mô hình hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được xây dựng với cột mốc chủ quyền. Trên mỗi mô hình cột mốc có lá cờ Tổ quốc. Tất cả đều có chú thích đầy đủ để học sinh dễ dàng nhận biết, ở mỗi cột mốc chủ quyền được ghi rõ vĩ độ, kinh độ.

Bên cạnh hai quần đảo là mô hình bản đồ đất nước - dải đất liền hình chữ S uốn lượn thể hiện lãnh thổ Việt Nam, tạo nên một tổng thể toàn vẹn về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Thầy Cao Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, mới đầu học mô hình này, các em học sinh khá bỡ ngỡ. Nhưng sau đó các em tỏ ra rất thích thú và tiếp thu nhanh hơn nhiều.

Nhà trường xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa này với mục đích giúp các học sinh có thêm kiến thức về hai quần đảo này. Qua các bài giảng của thầy cô trong lớp học, những hình dung của các em về biển đảo, về Trường Sa và Hoàng Sa, chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định.

Vì vậy, mô hình cột mốc chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa này sẽ cho học sinh có được những hình dung rõ nét, sinh động, cụ thể và đầy đủ hơn về hình ảnh quê hương, đất nước của mình.

Được biết, nguồn kinh phí xây dựng mô hình này chính là do công sức và sự đóng góp của các giáo viên trong trường với kinh phí trên 20 triệu đồng. Mô hình do cô giáo Trương Thị Thanh Vân, dạy môn Mỹ thuật của trường thiết kế.

Tại trường Trung học cơ sở Quách Xuân Kỳ (thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch) mô hình biển, đảo Tổ quốc cũng được xây dựng thông qua nguồn vốn xã hội hóa và sự đóng góp của phụ huynh học sinh, với kinh phí hơn 90 triệu đồng.

Theo thầy Phan Đình Minh, Hiệu trưởng nhà trường, mô hình được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho công tác dạy học các bộ môn khoa học xã hội, như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân...

Mô hình này vừa giúp cho các em nhận diện được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vừa nuôi dưỡng cho thế hệ tương lai, lòng tự hào dân tộc và tình yêu đối với quê hương, đất nước.

Bạch Dương

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !