Trung Quốc trên con đường tìm kiếm sức mạnh

Tại Washington, một số nhà quan sát thuộc phái bảo thủ so sánh vụ Trung Quốc thiết lập ADIZ với Sarajevo và vụ ám sát công tước François Ferdinand của Áo năm 1914 dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I.
Trung Quốc trên con đường tìm kiếm sức mạnh - ảnh 1

Năm hòn đảo và ba núi đá với diện tích vỏn vẹn 7 km² là nguyên nhân gây ra sự bất đồng về chủ quyền kéo dài từ nhiều thập niên giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Căng thẳng gia tăng từ ngày 23/11/2013 khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông bao trùm lên cả vùng này nhằm kiểm soát máy bay bay vào không phận của mình. Nên hiểu như thế nào về hành vi đó của Trung Quốc đối với các nước láng giềng và điều gì đã thúc đẩy Bắc Kinh đi đến hành động đó?  

Lý giải vấn đề này trên tạp chí "Địa chính trị", tướng Jean-Vincent Brisset, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), cho biết không có định nghĩa nào được quốc tế công nhận về các vùng ADIZ mà cho đến nay vẫn chỉ được các nước đơn phương xác định.

Tuy nhiên, có thể nói rằng một vùng như vậy không phải là mục tiêu để một nước kiểm soát máy bay bay vào không phận của mình vì vùng này thường nằm trong không phận quốc tế. Mục đích là xác định một phương tiện bay bay vào đó để xem phương tiện bay đó có ý đồ xấu hay không.

Vùng ADIZ của Trung Quốc chồng lấn một phần vùng ADIZ của Nhật Bản, từ đó dẫn đến khả năng một trong hai nước, thậm chí cả hai, có thể phải tôn trọng giới hạn vùng biển lãnh thổ nơi thực thi chủ quyền của hai nước. 

Tuy nhiên, tướng Jean-Vincent Brisset, người tham gia chuyên mục "Quốc phòng" của tạp chí "Năm chiến lược", cho rằng khái niệm về không phận quốc gia và vùng lãnh hải đan xen vào nhau nhiều bao nhiêu, khái niệm về ADIZ khác nhau bấy nhiêu. 

Nhưng vùng ADIZ vừa được Trung Quốc thiết lập chồng lấn không chỉ chồng lấn vùng ADIZ của Nhật Bản mà cả của Hàn Quốc và Đài Loan. Khoảng 40 năm trước đây, Nhật Bản đã đưa quần đảo Senkaku vào vùng ADIZ của mình. Quần đảo Ieo (hay Ieodo) ở biển Hoa Đông, vốn là những mảng đá ngầm ngập nước được Hàn Quốc coi là một bộ phận thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng bị Trung Quốc phản đối.

 Hiện các hòn đảo này được đưa vào vùng ADIZ của Trung Quốc giống như một phần không phận thuộc quần đảo Jeju không bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Tuy nhiên, Hàn Quốc tuyên bố không tôn trọng yêu cầu của Trung Quốc. 

Vùng ADIZ của Trung Quốc liệu có nguy cơ gây ra leo thang căng thẳng trong vùng hay không? Tình hình có đến mức bùng nổ không? Đối với chuyên gia các vấn đề quốc tế Daniel Vernet, việc thiết lập vùng ADIZ là một bước tiến nữa trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản.  

Trung Quốc trên con đường tìm kiếm sức mạnh - ảnh 2

Căng thẳng vốn đã là thực tế từ nhiều năm nay. Khái niệm chiến lược "từ chối tiếp cận" mà Trung Quốc muốn thực hiện trong một không gian rất rộng lớn ở phía Đông bờ biển nước mình dẫn đến hệ quả là sự có mặt về quân sự ngày càng thường xuyên, trên biển cũng như trên không ở ngoài khơi. 

Ba nước có liên quan trực tiếp (Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc) không có ý định để cho Bắc Kinh độc quyền sử dụng vùng này nên chắc chắn các chuyến bay sẽ được tiếp tục và nguy cơ xảy ra va chạm sẽ tăng lên. 

Năm 2001, một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hung hãn chặn đường một chiếc máy bay của Mỹ trong không phận quốc gia. Viên phi công Trung Quốc do thiếu năng lực đã gây ra va chạm (và bị chết vì lý do đó) và buộc máy bay Mỹ phải chuyển hướng bay đáp xuống một căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. 

Tiếp đó là một sự cố ngoại giao tương đối nghiêm trọng. Nếu có quân nhân Mỹ chết trong một hành động như vậy, có thể cuộc khủng hoảng sẽ nghiêm trọng hơn nữa. Nguy cơ của việc đâm nhau hơn nữa rất thực vì trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tác chiến của các tác nhân trong lực lượng phòng không Trung Quốc vẫn hạn chế. 

Tại Washington, một số nhà quan sát thuộc phái bảo thủ so sánh vụ Trung Quốc thiết lập ADIZ với Sarajevo và vụ ám sát công tước François Ferdinand của Áo năm 1914 dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất. Chuyên gia Daniel Vernet cho điều đó là phóng đại, song khẳng định những gì diễn ra liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một giai thoại trong cuộc đối mặt giữa Mỹ và Trung Quốc ở Thái Bình Dương.  

Trung Quốc muốn khẳng định tầm ảnh hưởng ở châu Á chứ không tìm kiếm thế ngang hàng với Mỹ về quân sự vì sẽ có nguy cơ bị lụn bại như đã từng xảy ra với Liên Xô. Mỹ, nước cho mình là cường quốc ở Thái Bình Dương, là một trở ngại cho tham vọng đó, đặc biệt từ khi Tổng thống Barack Obama tiến hành chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang châu Á và coi đó là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. 

Trung Quốc lo ngại sự chuyển đổi chiến lược đó của Mỹ, còn được gọi là tái cân bằng, nhằm ngăn cả họ, giống như chính sách "kiềm chế" trước đây nhằm ngăn cản Liên Xô sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.  

Vừa được bầu làm chủ tịch nước, nhân vật số một Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố muốn "thực sự hồi sinh quân đội Trung Quốc". Như vậy, ông làm hài lòng tất cả những người yêu nước, dù họ thuộc phái cải cách hay bảo thủ. Trong bài phát biểu đầu tiên rất khôn khéo và có sức tập hợp đó, Tập Cận Bình hứa hẹn thực hiện nhiều cuộc cải cách trong tương lai, như nâng cao sức mua hay đấu tranh chống tham nhũng và bất công. 

Trái ngược với những tuyên bố của những người tiền nhiệm mình chủ trương một nước Trung Quốc thống nhất nhưng kín đáo, ông Pierre Picquart, đồng thời là tiến sĩ địa chính trị thuộc Trường đại học Paris-III (Pháp), lúc này Tập Cận Bình đưa ra một lập trường không hề mặc cảm thiên về hướng tăng cường sức mạnh cho quân đội Trung Quốc. 

Với nhịp độ phát triển nhanh của Trung Quốc và ảnh hưởng ngày càng rộng của nước này trên trường quốc tế, lối nói mang tính dân tộc chủ nghĩa và hiếu chiến của các nhà lãnh đạo nước này chắc chắn sẽ tăng dần từng năm. Tuy nhiên, điều trớ trêu là khi tái khẳng định ý định hòa bình của mình, lối nói đó có khuynh hướng cứng rắn hơn để khẳng định sức mạnh quân sự hiện nay và sắp tới của Đế chế Trung Hoa. 

Trung Quốc trên con đường tìm kiếm sức mạnh - ảnh 3

Truyền thông Trung Quốc cũng đi theo hướng đó và điều đó lại càng làm hài lòng người dân nước này. Báo chí nói đến mối quan tâm của dân chúng, tình hình thời sự quốc tế, nền kinh tế của đất nước cũng như những khó khăn và ván cá cược mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt, đồng thời cũng nhắc đến những bước tiến về công nghệ quân sự, bảo vệ đất nước và hoạt động của các thế lực lớn ở trong nước. 

Như vậy, theo chuyên gia quốc tế Pierre Picquart, thế giới đang chứng kiến bước khởi đầu của một sự thay đổi trong cán cân lực lượng và chi phí quốc phòng trên thế giới. Trái ngược với các nước Phương Tây, chi phí quân sự gia tăng ở châu Á và nhất là ở vùng biển Trung Hoa. Đầu tháng 3/2013, Bắc Kinh thông báo tăng mạnh ngân sách quốc phòng, từ đó làm tăng thêm mối lo ngại vốn đã không nhỏ của Washington và các nước láng giềng của Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng về lãnh thổ đang lên tới mức cao nhất với nhật Bản. Trong khi Mỹ tái triển khai quân ở châu Á và tính toán lực lượng, Trung Quốc mua sắm thêm vũ khí. Ngân sách quân sự của nước này tăng 10,7%, tức khoảng 90 tỷ ơrô. Từ nay đến năm 2015, chi phí có thể sẽ tăng gấp đôi tới mức 180 tỷ euro.

Lương Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !