Trung Quốc dùng đảo nhân tạo trên Biển Đông để săn tàu ngầm các nước

Sự xuất hiện bất ngờ của đường băng thứ ba trên bãi Đá Vành Khăn ở Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang dần thu hẹp khả năng tiếp cận năng lực chống ngầm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Hải quân Mỹ và các nước trong khu vực.

Reuters cho hay giới chuyên gia Trung Quốc và phương Tây nhận định trong khi hầu hết mối quan tâm về ý đồ bành trướng của Bắc Kinh tập trung vào những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ít ai ngờ rằng Trung Quốc có thể sử dụng những thực thể này làm căn cứ săn tàu ngầm của các nước hoạt động bên trong và ngoài khu vực Biển Đông. Trong khi đó, Biển Đông hiện có một vài tuyến đường biển nước sâu nối với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

Việc sở hữu 3 đường băng dài hơn 1.400 km tính từ đất liền Trung Quốc sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của các máy bay do thám Y-9 và trực thăng Ka-28. Đây là những thế hệ máy bay đang được Trung Quốc tái trang bị khả năng săn ngầm. 

Trung Quốc dùng đảo nhân tạo trên Biển Đông để săn tàu ngầm các nước - ảnh 1

Hình ảnh vệ tinh chụp bãi Subi hồi đầu tháng Chín.

Theo một chuyên gia hải quân Trung Quốc, Bắc Kinh đang cố gắng cải thiện thiết bị phát hiện tàu ngầm và các trang thiết bị quân sự khác trang bị trên máy bay Y-9 và trực thăng Ka-28. Thậm chí, Trung Quốc còn có kế hoạch đặt các thiết bị phát hiện tàu ngầm dưới lòng biển quanh những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới xây dựng trái phép để tạo ra một "cửa ngõ điện tử". 

Trước đó, bản báo cáo hồi tháng Năm của Lầu Năm Góc nhấn mạnh Trung Quốc đang thiếu năng lực chiến tranh chống ngầm ở ngoài khơi và vùng biển sâu. 

Chuyên gia an ninh tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, ông Zhang Baohui nhận định việc tăng cường năng lực chống ngầm còn có thể giúp Trung Quốc bảo vệ mọi hoạt động của các tàu ngầm lớp Jin mang theo tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân. Và đây cũng là trọng tâm trong chiến lược phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc. 

"Trung Quốc sẽ tăng cường đáng kể khả năng đảm bảo an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân và nếu cần thiết, chúng sẽ thực thi mệnh lệnh trong thời chiến", ông Zhang nói. 

Trước đó, ông Zhang từng nhấn mạnh lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo đang trở nên ngày càng quan trọng đối với năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc. Động thái này hoàn toàn khác biệt với chính sách trong thập niên 60 quy định Bắc Kinh chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị tấn công trước. 

Tự tin với sức mạnh quân sự gia tăng, lâu nay, Trung Quốc nhiều lần ngang nhiên khẳng định Bắc Kinh có "chủ quyền không tranh cãi" với toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố các hòn đảo nhân tạo sẽ phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự. 

Hôm 16/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị còn cho rằng hoạt động xây dựng "cần thiết" này sẽ cải thiện điều kiện sống trên đảo nhân tạo. 

Tuyên bố của ông Vương được đưa ra sau khi những bức ảnh vệ tinh tố cáo Trung Quốc sắp hoàn thành một đường băng dài 3.000 m trên bãi Đá Chữ Thập. 

Trước đó, hôm 14/9, Giám đốc Greg Poling thuộc Viện Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington cho biết các bức ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc sắp sở hữu một đường băng dài 3.000 m ở bãi Subi. Những hình ảnh vệ tinh được chụp từ tuần trước còn hé lộ dường như Bắc Kinh đang chuẩn bị mọi công tác xây dựng một đường băng mới ở bãi Đá Vành Khăn. 

Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép trên 7 bãi đá trong suốt 2 năm qua sẽ trở thành đề tài nóng trong chương trình nghị sự khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tham gia các cuộc đối thoại với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington vào tuần tới. Dù không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng lâu nay, Mỹ vẫn lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động cải tạo và xây dựng phi lý mà Trung Quốc đang tiến hành ở vùng biển chiến lược này. 

Khi được hỏi liệu Washington có quan ngại về những đường băng mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc tăng cường năng lực chống ngầm, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Tướng Bill Urban nhận định Mỹ đang kiểm soát các sự kiện trên Biển Đông. 

Phát biểu tại cuộc họp của Không quân Mỹ hôm 16/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ vẫn "bay, qua lại và hoạt động ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép". 

"Biến một bãi đá ngầm thành một đường băng không đủ điều kiện để tuyên bố quyền chủ quyền hay giới hạn quyền tự do hàng không hoặc hàng hải", ông Carter nhấn mạnh. 

Trong năm nay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc và blog quân sự quốc tế đã cho đăng những hình ảnh về hoạt động của các tàu ngầm lớp Jin tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam của Trung Quốc. Song không rõ những chiếc tàu ngầm này đã được trang bị tên lửa đạn đạo tầm xa mang đầu đạn hạt nhân JL-2 hay chưa. 

Còn theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đang cho vận hành 4 tàu ngầm lớp Jin và chiếc thứ năm sắp được đưa vào hoạt động. 

"Trung Quốc sẽ cho triển khai nhiệm vụ tuần tra phòng thủ hạt nhân bằng tàu ngầm đầu tiên trong năm 2015", bản báo cáo của Lầu Năm Góc viết. 

Giới chuyên gia nhận định khi sở hữu năng lực phòng thủ hạt nhân tăng cường, Trung Quốc sẽ cho áp đặt "vùng nhận diện phòng không" trên Biển Đông tương tự như vùng phòng không mà Bắc Kinh đã đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013. 

Quay trở lại với chiến thuật "mèo vờn chuột" trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, giới quan chức hải quân phương Tây và châu Á cho rằng lực lượng tàu ngầm của các nước hiện đang theo dõi lẫn nhau. Theo đó, Mỹ được cho đang cố gắng nhận dạng và bám sát mọi động thái của các tàu ngầm Trung Quốc tương tự như theo dõi những chiếc tàu ngầm mang theo tên lửa của Liên Xô cũ hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương dưới thời Chiến tranh Lạnh. 

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.


MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !