Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa

Ngày 19/3/2014 trở thành dấu mốc quan trọng khi chiếc thủy phi cơ DHC-6 của lực lượng Không quân - Hải quân đã lần đầu tiên chở khách và hàng hóa, nhu yếu phẩm từ đất liền hạ cánh an toàn tại sân bay Trường Sa.

Sự kiện đã mở ra thời kỳ mới về thiết lập cầu hàng không bằng thủy phi cơ nối đất liền với các vùng biển, đảo xa bờ.       

Để thực hiện chuyến bay này, Phi đội DHC-6 đã chuẩn bị rất tỉ mỉ, chu đáo. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân và Chuẩn đô đốc Nguyễn Thế Ân, Phó tham mưu trưởng Hải quân trực tiếp vào chỉ đạo, kiểm tra và dẫn đầu đoàn công tác của Quân chủng ra thăm Trường Sa bằng thủy phi cơ. Các cơ quan Quân chủng đã chủ động vào Cam Ranh bám nắm đơn vị, cùng chỉ huy đơn vị làm tốt công tác phối hợp và đảm bảo mọi mặt để chuyến bay thành công.

Đúng 7 giờ ngày 19/3, máy bay rời sân bay Cam Ranh thẳng hướng Trường Sa. Trên đài kiểm soát không lưu, chỉ huy bay là đại tá Nguyễn Doãn Nho, người đã dày dạn với các đường bay biển hàng chục năm nay cùng với lực lượng PK-KQ, tuy nhiên lần này anh không khỏi hồi hộp bởi sau chuyến bay bằng máy bay cánh bằng M28 năm 2004, sau hơn 10 năm  đường băng sân bay Trường Sa mới được phát huy cho loại máy bay này. Ý nghĩa hơn bởi chiếc máy bay cánh bằng nối đất liền với Trường Sa lần này là của lực lượng Không quân-Hải quân, một lực lượng vừa mới thành lập lại năm 2013 đã bước đầu khẳng định được mình.

Trên buồng lái, Đại úy Vương Đăng Nam, Phi đội trưởng Phi đội DHC-6 làm cơ trưởng cùng phi công, Thượng úy Phạm Vũ Tuấn, Phó phi đội trưởng, Tham mưu trưởng thực hiện chuyến bay. Đây là chuyến bay thứ 10 liên tục của 2 chỉ huy Phi đội từ ngày 9-3 đến nay, gồm 5 chuyến bay tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích và 4 chuyến bay chuyển sân. 

Dù chưa có ngày nghỉ về thăm nhà, tuy nhiên đây là nhiệm vụ đặc biệt nên từ chỉ huy Phi đội đến mọi cán bộ, chiến sĩ đều quán triệt nghiêm chỉ thị của trên, tích cực làm công tác chuẩn bị. Để khởi hành đúng thời gian, từ 4 giờ sáng ngày 19-3, bộ phận kỹ thuật đã có mặt ở sân bay làm công tác kiểm tra kỹ thuật với sự tỉ mỉ, chính xác, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình là yêu cầu bắt buộc khi khai thác, làm chủ các trang thiết bị hiện đại của châu Âu.

Sau đúng 2 giờ bay, vượt chặng đường hơn 500km, vào lúc hơn 9 giờ cùng ngày thủy phi cơ của Hải quân nhân dân Việt Nam có số hiệu VNT 777 đã hạ cánh an toàn trên đường băng sân bay Trường Sa trong niềm vui khôn xiết của quân dân nơi đây. Chỉ huy đảo, lãnh đạo thị trấn và các hộ dân Trường Sa ra tận sân bay tặng hoa, chúc mừng lãnh đạo đoàn và kíp bay. Các cháu nhỏ tò mò háo hức leo lên máy bay chụp ảnh lưu niệm với các phi công. 

Thượng tá Phạm Văn Hòa, Đảo trưởng đảo Trường Sa lớn cho biết: “Quân dân Trường Sa thật sự vui mừng, hãnh diện, tự hào trước sự phát triển nhanh chóng về lực lượng của Hải quân nhân dân Việt Nam và Không quân-Hải quân nói riêng. Từ sáng sớm mọi cán bộ, chiến sĩ, lãnh đạo thị trấn đến các cháu nhỏ háo hức, mong chờ máy bay hạ cánh, có người xúc động và không cầm được nước mắt mừng vui”.

Chị Lê Thị Trúc Hà, hộ dân số 1 xúc động cho biết: “Lần đầu tiên thấy thủy phi cơ Hải quân hạ cánh bà con mừng lắm, mừng vì thấy Hải quân lớn mạnh, mừng vì giờ đây đã có máy bay nối đảo xa với đất liền, nhân dân trên đảo vào bờ sẽ đỡ vất vả hơn, đây là sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Hải quân dành cho quân dân chúng tôi, bà con biết ơn nhiều lắm…”

Chị Hà cũng mong hằng tháng sẽ có các chuyến bay ra đảo để bà con được về đất liền thăm người thân, bổ sung các nhu yếu phẩm. Chuẩn đô đốc Nguyễn Thế Ân, Phó tham mưu trưởng Hải quân khẳng định: “Đây là dấu mốc quan trọng của lực lượng Không quân-Hải quân Việt Nam, có được thành quả này còn là sự phối hợp, giúp đỡ, hiệp đồng của các lực lượng, sự nỗ lực của Phi đội DHC-6 trong khai thác, làm chủ trang bị mới…”

Bữa trưa trên đảo hôm đó đã khác hơn thường ngày bởi được bổ sung có những món ăn mà chỉ hơn 2 tiếng trước đó còn ở đất liền. Rau xanh, bún, trứng vịt lộn, sữa tươi, những thứ từ trước luôn là “đặc sản” của đảo đã được chỉ huy đảo chia đều cho các hộ dân. Thượng tá Phạm Văn Hòa, Đảo trưởng cho biết: “Quà đất liền mang ra chúng tôi ưu tiên các hộ dân trước, nhất là các cháu nhỏ, quân dân ở đảo thực sự như người một nhà…”. 

Nhìn các bé háo hức uống sữa, ăn bún phở vừa từ đất liền mang ra, dù chưa nói ra nhưng chúng tôi biết, tới đây khi có cầu hàng không bằng DHC-6, Quân chủng Hải quân sẽ có những chỉ đạo kịp thời để hằng tháng, thậm chỉ hằng tuần các nhu yếu phẩm cần thiết sẽ được bổ sung kịp thời để nâng cao đời sống quân dân Trường Sa và các vùng biển, đảo xa bờ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Dưới đây là một số hình ảnh Thủy phi cơ DHC-6 tại Trường Sa, Báo QĐND Online xin gửi tới bạn đọc:

Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa - ảnh 1

Thủy phi cơ DHC-6 tại đường băng sân bay Trường Sa.

Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa - ảnh 2

Quân dân Trường Sa tập trung tại cột mốc chủ quyền đón thủy phi cơ DHC-6 chở đoàn công tác thăm Trường Sa.

Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa - ảnh 3

Quân dân Trường Sa đón thủy phi cơ DHC-6 thăm Trường Sa.

Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa - ảnh 4

Thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân thăm hỏi các hộ dân thị trấn Trường Sa.

Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa - ảnh 5

Toàn cảnh đảo Trường Sa lớn nhìn từ DHC-6.

Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa - ảnh 6

Các cháu nhỏ thị trấn Trường Sa lên thăm thủy phi cơ DHC-6.

Thủy phi cơ DHC-6 lần đầu hạ cánh an toàn tại Trường Sa - ảnh 7

Chỉ huy Phi đội DHC-6 tặng qùa quân dân Trường Sa.

Theo Quân đội Nhân dân Online

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !