Thế giới chung tay bảo vệ Đại dương

Bảo vệ đại dương là một vấn đề an ninh quốc tế sống còn và không phải là công việc của một quốc gia mà đòi hỏi sự phối hợp của toàn thế giới với một chiến dịch toàn cầu

 Hội nghị “Đại dương của chúng ta” (Our Ocean) do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức diễn ra mới đây tại Thủ đô Washington DC với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, các chính khách, các Bộ trưởng, các nhà hoạch định chính sách về biển và đại dương cùng hàng trăm nhà khoa học hàng đầu về đại dương cũng như các chuyên gia hàng đầu thuộc các lĩnh vực có liên quan tới biển và đại dương đến từ 90 Quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Đại dương đối mặt với nhiều thách thức  

 Thế giới chung tay bảo vệ Đại dương - ảnh 1

Đại dương giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, là nguồn cung thực phẩm và là nguồn thu nhập cho hàng triệu người trên thế giới. Hiện có hơn 50 triệu người làm việc trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá quy mô nhỏ; hơn 3 tỷ người, rất nhiều trong số đó sống ở các nước nghèo nhất và kém phát triển nhất sống dựa vào nguồn cung protein quan trọng bởi thực phẩm từ đại dương. Có thể nói các loài sinh vật từ đại dương đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh lương thực trên toàn thế giới. Thế nhưng tương lai của nền thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức không bền vững.

Đại dương đang phải đối mặt với những thách thức hết sức nghiêm trọng đe dọa đến thủy sản bền vững. Sản lượng khai thác của nhiều loại cá đại dương đang giảm sút trong khi nhu cầu về chúng tiếp tục tăng cao.

Việc khai thác quá mức gây tổn hại đến hệ sinh thái đại dương, đồng thời cũng làm giảm tiềm năng dài hạn của nguồn thủy sản giúp cung cấp thực phẩm và việc làm trong tương lai. Hoạt động đánh bắt có hại đã gây ra các tác động ngoài ý muốn tới các loài chim, động vật biển có vú, rùa biển và các loại cá không có lợi ích kinh tế. Các dữ liệu khoa học cần thiết cho việc quản lý nguồn cá thường không có sẵn và không đầy đủ cho nên các quyết định về mặt quản lý thường  không dựa trên các dữ liệu đó. Việc đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát sẽ làm suy yếu hơn nữa việc quản lý thủy sản trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các hành vi hỗ trợ việc đánh bắt có hại sẽ làm khuyến khích việc khai thác quá mức hoặc làm tăng công suất của các đội tàu cá cũng như làm suy yếu hiệu quả của cơ chế quản lý thủy sản.

Các hình thức ô nhiễm từ đất liền, biển và không khí đang hàng ngày làm suy yếu sức khỏe của đại dương. Trong số đó, người ta ước tính có khoảng 80%  là ô nhiễm đại dương xuất phát từ đất liền. Hai trong số những loại hình ô nhiễm đại dương phổ biến nhất là do ưu dưỡng và chất thải rắn.

Ưu dưỡng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả dòng chảy, chất thải nông nghiệp và nước thải. Nó làm quá tải môi trường biển với nồng độ cao các chất nitơ, phốt pho và các chất hóa học khác, làm tảo nở hoa. Sự phân hủy của các loại tảo nở hoa sau khi chúng chết sẽ tiêu thụ oxy, do đó gây ra thiếu oxy hay tạo ra các “vùng chết” nơi cá và các sinh vật biển khác không thể phát triển mạnh được. Ước tính hiện nay có khoảng 500 vùng chết trên các đại dương toàn cầu và nhiều khu vực đang phải chống chịu hiện tượng ô nhiễm hóa học cao. Việc tăng đột biến hiện tượng tảo nở hoa đã gây hại cho nhiều nền kinh tế vì chúng làm gián đoạn nghiêm trọng việc khai thác thủy sản và du lịch- nguồn sống của nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới.

Chất thải rắn xâm nhập vào đại dương nên đe dọa môi trường sống của sinh vật biển và an toàn sức khỏe của nhân loại. Rác và các chất thải rắn vùng bờ, trong hệ sinh thái biển cũng đặt ra mối đe dọa trực tiếp hay gián tiếp tới sự an toàn của bờ biển và của xã hội. Các loại bao bì và nhựa chiếm một tỉ trọng lớn trong lượng rác thải tại đại dương. Ngăn chặn rác xâm nhập vào đại dương là một thách thức rất lớn bởi rất nhiều lí do, bao gồm cả hệ thống cống rãnh trong thành phố, từ công nghiệp, các loại tàu thuyền, dàn khoan ngoài khơi, xả rác bừa bãi của các cá nhân tại khu vực ven biển và trên đất liền, thậm chí cả việc quản lý chất thải yếu kém tại các cơ sở quản lý chất thải. Thách thức này được đẩy lên rất cao bởi một thực tế là chiến lược ngăn chặn việc xả rác hiệu quả đòi hỏi một thay đổi quan trọng trong hành vi của tất cả các đối tượng từ các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ cũng như tới các tổ chức và cá nhân.

Sự thay đổi chóng mặt của thành phần hóa học trong nước biển sẽ gây ra các tác động nghiêm trọng trên diện rộng tới hệ sinh thái biển cũng như nền kinh tế ven biển. Axit hóa đại dương có khả năng làm suy yếu đáng kể sự phát triển, hành vi và sự sống còn của nhiều loài sinh vật biển, trong đó có sò, nghêu, san hô, sinh vật phù du. Điều này sẽ đặt lưới thức ăn ở biển vào vòng nguy hiểm.

Mặc dù gần đây có rất nhiều những nỗ lực được thực thi nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường hợp tác quốc tế về quan sát và nghiên cứu axit hóa đại dương nhưng việc cần làm nhiều hơn nữa là làm sao hiểu được quá trình axit hóa đại dương cũng như tác động của nó. Các hậu quả nghiêm trọng mà axit hóa đại dương gây ra đối với hầu hết các sinh vật biển tới nay vẫn chưa được biết hết. Nhiều khu vực trên thế giới thiếu các thiết bị giám sát và nhân lực được đào tạo nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết để nắm bắt được vấn đề axit hóa đại dương. Nhìn chung công dân ở hầu hết các quốc gia đều có nhận thức rất kém về vấn đề axit hóa đại dương. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế vẫn chưa hành động đủ thiết thực để giảm thiểu được nguyên nhân gốc rễ của việc axit hóa đại dương, khí thải nhà kính.

* Tìm kiếm tiếng nói chung

Các nước đã đồng thuận đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế việc khai thác quá mức gây ô nhiễm đại dương, axit hóa đại dương. Hàng loạt vấn đề đã được đặt ra để tìm câu trả lời phù hợp.

* Các cơ quan quản lý thủy sản cần làm gì để giảm thiểu, tiến tới chấm dứt việc đánh bắt quá mức và giảm thiểu hơn nữa các tác động xấu đến môi trường biển?

Đối với khu vực có trữ lượng thủy sản được chia sẻ bởi hai hay nhiều quốc gia, các bên tham gia có thể cân nhắc xem xét các cách thức cải thiện các kết quả đạt được thông qua các tổ chức quản lý thủy sản cấp khu vực. Đó là thiết lập các quy tắc về thủy sản trên cơ sở khoa học vững chắc, giám sát hoạt động đánh bắt cá bằng cách sử dụng tất cả các công cụ có sẵn, thực thi hình phạt có ý nghĩa đối với  hành vi vi phạm và xây dựng năng lực cho các quốc gia đang phát triển thực hiện cam kết của họ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc cải thiện hệ thống quản lý thủy sản thì không thể chấm dứt mối đe dọa tới nền thủy sản bền vững. Điều quan trọng là mỗi Chính phủ, mỗi khu vực tư nhân, mọi cộng đồng xã hội và mọi công dân bình thường đều phải làm tốt phần việc của mình.

Điểm nhấn đối với vấn đề chấm dứt việc đánh bắt quá mức và giảm thiểu hơn nữa các tác động xấu đến môi trường biển mà Hội nghị đưa ra là sự thúc đẩy hành động từ tất cả các thực thể, hỗ trợ và tăng cường quan hệ đối tác hiện có, tạo sự tin tưởng và hợp tác mới, đồng thời phát triển các công nghệ mới vì một nền thủy sản bền vững.

“Hội nghị Đại dương của chúng ta” đã hướng sự chú ý của toàn thế giới đến các vấn đề ô nhiễm đại dương nghiêm trọng đồng thời nhấn mạnh các giải pháp thực hành tốt nhất và những nỗ lực sáng tạo ở nhiều cấp độ để giải quyết những vấn đề này trên thế giới. Các bên tham gia Hội nghị xem xét cách thức để ngăn chặn các chất ô nhiễm xâm nhập vào môi trường biển tại nơi khởi nguồn của các vấn đề ô nhiễm đó. Đối với các chất thải rắn, đó có thể sẽ là vấn đề nâng cao chất lượng quản lý chất thải và việc thu thập, xử lý, tái chế hoặc xử lý chất thải. Đối với ô nhiễm ưu dưỡng có thể sẽ là việc làm thế nào sử dụng hiểu quả hơn các loại phân bón, cải thiện việc quản lý nước thải và các kỹ thuật khác nhằm giảm thiểu việc xả thải.

Hội nghị “Đại dương của chúng ta” cũng đã đưa ra cách nhìn tổng quan về tình trạng của quá trình axit hóa đại dương. Đồng thời là hình ảnh các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng từ quá trình này, qua đó tìm tòi các công cụ mới để theo dõi và thích ứng với xu hướng axit hóa đại dương đang ảnh hướng tới nhiều khu vực quan trọng của các đại dương trên thế giới.

Các vị nguyên thủ, các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học tham gia hội nghị đã nghiêm túc thảo luận, xem xét các cơ hội nghiên cứu, hợp tác để hiểu và giải quyết vấn đề axit hóa đại dương.

 Cùng hành động

Những nỗ lực tích cực từ các phương tiện truyền thông đại chúng đang dần nâng cao nhận thức của công chúng về sự cần thiết phải bảo vệ đại dương, là một cách thức có hiệu quả sớm trong việc kêu gọi sự chú ý của công dân toàn cầu cũng như kêu gọi quyên góp từ họ hành động cho tương lai của đại dương.

Một trong những thành công của Hội nghị “Đại dương của chúng ta” vừa qua là đã tạo cơ hội cho tất cả các bên liên quan thảo luận, cùng thống nhất một cách hiểu chung nhất về việc bảo vệ và phục hồi sức khỏe đại dương trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, trong tất cả các sáng kiến của cộng đồng, kể cả trong các tiến trình ngoại giao.

Theo các chuyên gia, để có một nền thủy sản bền vững cần phải chấm dứt việc đánh bắt quá mức trong đại dương; loại bỏ các hình thức hỗ trợ khai thác thủy sản có hại đóng góp vào việc khai thác quá mức và vượt quá tải trọng của các đội tàu đánh cá;  Ngăn chặn việc khai thác cá trái phép bằng hình thức xâm nhập vào thương mại, bao gồm cả việc thi hành ngay lập tức Thỏa thuận quản lý cảng quốc gia; Sử dụng ngư cụ "thông minh hơn" để thúc đẩy thủy sản bền vững; Thiết lập nhiều hơn nữa các khu bảo tồn biển, đặc biệt là tại các khu vực sẽ thúc đẩy sự phục hồi của các loài cá đang cạn kiệt; Vận dụng các công cụ kích thích thị trường để thúc đẩy nghề cá bền vững, bao gồm cả những nỗ lực để giúp người tiêu dùng lựa chọn hải sản đã được thu hoạch theo hướng bền vững; Nhận thức tầm quan trọng của thủy hải sản như một phần thiết yếu của hệ sinh thái biển, đồng thời nhận thức việc quản lý thủy sản phải là một phần của việc quản lý hệ sinh thái biển.

Bảo vệ đại dương là một vấn đề an ninh quốc tế sống còn và không phải là công việc của một quốc gia mà đòi hỏi sự phối hợp của toàn thế giới với một chiến dịch toàn cầu. Kết thúc Hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề xuất một chương trình làm sạch đại dương, trong đó có việc dọn dẹp rác thải nhựa đang trôi nổi trên biển, tăng cường sự hiểu biết của người dân về hậu quả của thay đổi khí hậu đối với tình trạng axit hóa đại dương.

Thu Hiền

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !