Tăng cường kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

6 tháng cuối năm, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tiếp tục triển khai các nội dung của kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020....

Báo cáo 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2019 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy, sáu tháng qua, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại địa bàn các tỉnh: Quảng Ninh, Tiền Giang, Bến Tre… hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phối hợp với các lực lượng chuyên ngành và địa phương ven biển triển khai các hoạt động giám sát, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển…

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển...

Tổng cục tham mưu Bộ TN&MT phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về rác thải nhựa đại dương”. Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại hội thảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tiến hành xây dựng khung Kế hoạch và đã tiến hành tổ chức nhiều tọa đàm và xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan để hoàn thiện dự thảo lần của Kế hoạch. Theo kế hoạch, Tổng cục sẽ trình Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trong tháng 6 năm 2019 bảo đảm đúng tiến độ.

Ngoài ra, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt nam đã tiến hành rà soát, đánh giá tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo tiếp tục được chú trọng và chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ cơ bản những khó khăn, vướng mắc thiết lập quản lý lâu dài. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, quy định, quy chế quản lý cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của các cá nhân, tổ chức. Nghiên cứu xây dựng trình Tổng cục, Bộ và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí và quy trình đánh giá, lựa chọn các dự án đưa vào Chương trình trọng điểm.

Đã hoàn thiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay, Tổng cục đã tập trung xây dựng và hoàn thiện Thuyết minh nhiệm vụ 2 nhiệm vụ nêu trên theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ TN&MT. Đã trình Bộ TN&MT xin ý kiến về việc tổ chức họp Ban điều phối thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tổng cục còn tham mưu trình Bộ ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương giải quyết giao khu vực biển để nhận chìm chất nạo vét...

Về kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2019, Tổng cục đã lên kế hoạch cho một số nhiệm vụ trọng tâm trong đó nổi bật nhất là quyết tâm hoàn thành, bảo đảm tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng có liên quan về quản lý biển, hải đảo. Tham mưu, trình ban hành các quy định quản lý, cấp phép, tổ chức thẩm định, trình phê duyệt, bảo đảm chặt chẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý đối với các hồ sơ cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, hồ sơ đề nghị giao khu vực biển và hồ sơ xin cấp phép nhận chìm ở biển. Tiếp tục nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ xử lý các hồ sơ xin cấp phép tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, tiếp tục triển khai các nội dung của kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch năm 2019 về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; chủ động nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Phối  hợp hiệu quả với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và các lực lượng khác trên biển, các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong hoạt động quản lý.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nghiệm thu đề án, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm; xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và giai đoạn 2020 – 2022 bảo đảm chất lượng, tiến độ. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tham mưu, tổng hợp: chính sách và pháp chế, kế hoạch – tài chính, tổ chức cán bộ, khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế, văn phòng. 

Minh Thư

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !