Tâm thức biển đảo qua lời "sấm truyền" của Trạng Trình

Không phải bây giờ ý thức bảo vệ biển đảo của người Việt mới dâng cao mà ngay từ xưa người Việt đã là một dân tộc hướng ra biển. Ý thức này đã chảy ngầm trong huyết quản bao thế hệ cho đến ngày nay.
Tiếp tục nói về “tâm thức hướng ra biển”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai chia sẻ về việc đi tìm trong tài liệu, văn hóa cổ truyền có gì nói đến biển, nói đến ý chí làm chủ biển hay không. Trong quá trình tìm kiếm đó ông tìm thấy 2 câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm "Vạn lý Đông minh quy bả ác/Ức niên Nam cực điện long bình". Dưới đây là phần trả lời phỏng vấn tiếp theo của ông.

Tâm thức biển đảo qua lời
Lời thề bảo vệ chủ quyền biển đảo ở đảo Len Đao thể hiện ý thức biển của người Việt từ xa xưa
(Ảnh: Hồng Chuyên)

Thưa ông, hai bài trước, ông đã nói về “tâm thức biển đảo”, về thế nào là làm chủ biển đảo theo đúng nghĩa. Quay trở lại câu chuyện bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, xin hỏi khi tìm thấy bài thơ ông đã làm gì?

Khi tìm được bài thơ này thì tôi sướng lắm và ngay lập tức tôi viết một bài về minh triết về làm chủ Biển Đông đăng trên tờ Xưa và Nay số Tết năm 2010. Nó vui, nó... buồn cười là tôi chỉ nhận được một comment, một bình luận của Ts. Giáp Văn Dương. Anh đang sống và làm việc ở Singapo, cũng là một nhà nghiên cứu rất hay xuất hiện trên báo chí Việt Nam.

Đầu năm, tôi đem câu thơ này tự viết thành chữ Hán đem đến ngày hội thơ, đầu năm nay ngày 15 tháng Giêng treo ở Quốc Tử Giám. Chủ tịch hội nhà văn, nhà thơ Hữu Thỉnh đến khen ngợi nó sâu sắc nó hay… nhưng mà cái quan trọng là nâng lên như thế nào, truyền bá đi như thế nào thì mình cũng chưa làm được.

Gần như trong vòng năm 2010, 2011, 2012, khoảng 1 thời gian 2 năm liền 2010, 2011 rất ít ngưởi biết đến hai câu thơ nổi tiếng mà chúng tôi gọi là “minh triết dự báo chiến lược thiên tài về Biển Đông của Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của nhận thức về Biển Đông, hai câu thơ này bắt đầu được đọc và được suy ngẫm.

Ông có thể đưa ra căn cứ để khẳng định chữ Nam cực là chỉ nước ta không?

Có một nhà nghiên cứu họ đã đến đây và sau khi trao đổi thì ông ấy đã cho dịch bài thơ này sang tiếng Anh, tiếng Pháp và ông đã viết một bài giới thiệu về bài thơ này, rồi những tư tưởng, chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã chất vấn tôi là nghĩ như thế nào mà khẳng định Nam cực tức là cõi đất trời Việt Nam. Nam cực là một từ ghép hiểu là vùng cực phía Nam, vùng đất phía Nam.

Ngày xưa, ông bà ta khi nói về đất nước mình, họ không chỉ nghĩ đến ngay là Việt nam hay là nước Nam, hay là Nam Quốc Sơn Hà. Nhưng, người ta đã nói là vùng trời của nước Nam này vì người ta cho rằng đất nước này đã được định vị trong sách trời bằng những ngôi sao. Người ta định hình từ vị trí các ngôi sao để nói khu vực địa lý ở dưới mặt đất này là khoảng trời của nước Nam. Xa nhất, ta gặp ở trong bài tuyên ngôn Đại hành của nhà sư Pháp Thuận trình bày với vua Lê Đại Hành. Nhà sư khi nghe vua Lê Đại Hành mời vào cung để hỏi kế sách trị nước thì nhà sư đọc một bài kệ, trong đó có 2 câu:

“Quốc tộ như đằng lạc/Nam thiên lý thái bình”.

Dịch nghĩa: “Vận nước như búi dây/ Trời nam phải thái bình”.

Ở đây, trời Nam tức là đất nước Nam. Xưa nước ta vẫn được gọi là nước Nam (Nam quốc), Trời Nam, Cõi Nam... cho nên trong các cụ nghĩ đến đất nước mình là một vùng đất phía Nam. Và nó cũng có ý nghĩa là phân biệt Bắc, Nam không thể hòa nhập, không thể đồng hoá, không thể lẫn vào nhau được tức là một ý thức phân biệt rõ ràng về tính từ dân tộc. Do đó, khi nói Nam cực (cõi Nam) tôi liên hệ với Nam quốc, Nam thiên... để mà nói đó là những khái niệm chỉ về non sông đất nước Việt Nam. Như thế tức là:

"Vạn lý Đông minh quy bả ác/Ức niên Nam cực điện long bình".

(Biển Đông vạn dặm giang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình)

Câu thơ sau lại rất logic với thực tế hiện tại: Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa giống như phên dậu của đất Việt ta. Nếu gìn giữ vững chắc được nơi này thì đất nước ta mới an bình, phát triển, thịnh vượng và vươn ra thế giới thuận lợi.

Tâm thức biển đảo qua lời
Hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhiều trí thức học giả đọc, suy ngẫm và phổ biến.

Có căn cứ nào nữa khiến ông tin vào lời "sấm truyền" của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Đọc lại bài thơ Cự ngao đới sơn với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì Cụ sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585). Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình Tuyền hầu. Cụ đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ, với cả ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân văn, đầy chất triết lý, đầy tình yêu nước, thương dân, là một kho minh triết của muôn đời. Cụ còn là nhà dự báo, tiên tri.

Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” là lời dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho Đàng trong mà là cả cho Việt Nam. Về hai chữ Việt Nam, chính Cụ là người đầu tiên dùng chữ "Việt Nam" để chỉ tên đất nước ta, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm nay.

(Còn nữa)

Hồng Chuyên- Lại Hà (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !