Quảng Nam cho ngư dân vay 730 tỷ đồng đóng tàu lớn vươn khơi bám biển

Hiện tỉnh Quảng Nam đã giải ngân được hơn 719,4 tỷ đồng cho tổng số đóng mới khoảng 65 tàu cá. Toàn bộ tàu hoàn thành thi công, được cấp đăng ký và cấp phép sản xuất trên các vùng biển truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Ảnh minh họa.

Đến cuối tháng 9/2018, triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP nay là Nghị định 17/2018/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt danh sách 17 chủ tàu nâng cấp tàu cá và 92 chủ tàu đóng mới tàu cá gồm: 83 tàu khai thác hải sản và 9 tàu dịch vụ hậu cần.

Đến nay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh ký kết hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới 63 tàu cá (24 tàu vỏ gỗ, 2 tàu vỏ composite và 37 tàu vỏ thép) và nâng cấp máy chính 2 tàu cá với tổng giá trị gần 730 tỷ đồng. Hiện đã giải ngân được hơn 719,4 tỷ đồng/65 tàu cá. Toàn bộ tàu hoàn thành thi công, được cấp đăng ký và cấp phép sản xuất trên các vùng biển truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, hiện tỉnh có nhiều tàu cá đang ngày đêm bám biển khai thác, đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Ngư dân bám biển, vươn khơi không đơn thuần chỉ là lao động sản xuất, mưu sinh còn có ý nghĩa lớn, khẳng định và giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 4.300 phương tiện nghề cá với tổng công suất 220.000CV. Để phát triển nghề cá bền vững, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tổ chức lại nghề cá theo hướng cải hoán, nâng cấp thành đội tàu công suất lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Thay vì ra khơi đơn lẻ như trước đây, giờ ngư dân thành lập tổ đoàn kết trên biển, mỗi tổ từ 3 - 5 tàu để hỗ trợ trên biển. Cách làm này không những giúp nhau trong sản xuất trên biển mà còn ứng cứu, hỗ trợ khá hiệu quả khi xảy ra sự cố, hỏng hóc phương tiện trên biển.

Đồng thời, cung cấp thông tin có giá trị về tình hình an ninh trên biển, tàu nước ngoài hoạt động vi phạm chủ quyền, vi phạm Hiệp định hợp tác nghề cá, giúp cơ quan chức năng nắm chắc tình hình phục vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Ông Phạm Hùng (53 tuổi, trú xã Duy Hải) chủ tàu vỏ thép 93579 TS, công suất 814 CV cho biết, tàu cá vỏ thép của ông đóng tổng số vốn khoảng 15 tỷ đồng, tuy nhiên, những tháng qua, do việc tìm kiếm bạn thuyền đi biển hết sức khó khăn nên tàu phải nằm bờ dài ngày. Lao động không còn mặn mà với nghề biển vì nghề này gặp nhiều nguy hiểm và lao động nặng nhọc. Hơn nữa, ngư trường đánh bắt hải sản ngày càng cạn kiệt và đầu ra hải sản không ổn định nên chi phí trả tiền lao động không được cao. Trong khi đó, nhiều công ty xí nghiệp, các dịch vụ du lịch có nhu cầu tuyển lao động địa phương rất lớn.

“Mỗi chuyến đi biển dài hơn 20 ngày chi phí hết khoảng 170 triệu đồng và cần từ 10 đến 12 bạn thuyền. Lao động thiếu nhưng phải chấp nhận ra khơi với 9 người. Do đó, năng suất đánh bắt hải sản không cao, dẫn đến việc trả tiền công cho bạn thuyền ít từ 2-3 triệu đồng/1người nên họ xin nghỉ hoặc chuyển qua làm nghề khác.”- ông Hùng chia sẻ.

Để thu hút các bạn thuyền đi biển, các chủ tàu ở Quảng Nam cạnh tranh với nhau bằng các cách như: Chấp nhận cho các bạn thuyền tạm ứng tiền công trước, tuy nhiên một số lao động sau khi nhận tiền tạm ứng xong thì không thấy ở địa phương, khiến chủ tàu phải đi đòi lại tiền đã cho mượn rất vất vả. Ngư dân Tạ Văn Lâu, trú thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa lo lắng: “Tôi lo sợ chỉ vài chuyến biển nữa các bạn thuyền xin nghỉ hết, không biết đâu tìm ra bạn thuyền đi biển, trong khi đó, tàu vỏ thép của tôi mà phải nằm bờ lâu thì không có tiền trả nợ cho ngân hàng và hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về tiền dầu”.

Ông Võ Quốc Hai, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Duy Hải cho biết, hiện tại toàn xã có hơn 28 tàu thuyền có công suất hơn 90CV đánh bắt xa bờ ở hai ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, thời gian qua, do hoạt động đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả không cao, dẫn đến nguồn thu nhập của các bạn thuyền đi biển thấp nên một số đã chuyển qua hành nghề đánh bắt gần bờ hoặc xin vào làm ở các công ty, dự án. Vì vậy sản lượng đánh bắt ở địa phương giảm hơn so với các năm trước.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !