Phát triển nghề cá bền vững ở Quảng Trị

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện xuyên suốt chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Quảng Trị có bờ biển dài hơn 75km, ngư trường rộng trên 8.400 km2, có trữ lượng thủy hải sản khoảng 60.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có 5 huyện với 16 xã, thị trấn ven biển, trên 15.934 lao động hoạt động thủy sản, trong đó có trên 7.000 lao động trên biển, có kinh nghiệm, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển.

Một tàu cá ở Quảng Trị đang ra khơi. Ảnh: Minh Tiến.

Ngành thủy sản Quảng Trị đã có những bước phát triển quan trọng trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống người dân có nhiều cải thiện, nhiều hộ đã làm giàu từ hoạt động thủy sản. Nhiều chủ trương, chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ được triển khai thực hiện, đạt hiệu quả cao, tạo tâm lý phấn khởi cho bà con ngư dân. Năng lực khai thác thủy sản tăng nhanh trong những năm gần đây, nhất là đội tàu khai thác xa bờ trên 90CV, số tàu cá dưới 30CV giảm dần và không phát triển, góp phần giảm áp lực nguồn lợi, môi trường thủy sản vùng bờ.

Công tác tuyên truyền biển đảo cũng được tỉnh Quảng Trị xác định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền về biển, đảo. Đặc biệt là các chủ trương, chính sách về phát triển thủy sản, Luật biển Việt Nam 2012, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Công tác tuyên truyền đã giúp người dân hiểu rõ hơn về chiến lược biển, đảo của Nhà nước; tạo sự phấn khởi, mạnh dạn trong nhân dân vươn khơi, bám biển sản xuất; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tạo sự minh bạch, công khai trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.

Khai thác hải sản tại Quảng Trị đang được đẩy mạnh theo hướng khai thác hải sản xa bờ, tăng cường phát triển mô hình tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển, tạo sự liên kết. Từng bước cắt giảm và không phát triển đội tàu dưới 30CV. Đồng thời đầu tư đồng bộ trang bị ngư lưới cụ, thiết bị hàng hải, ứng dụng máy định vị, dò cá tầm ngang thế hệ mới trong sản xuất, hướng dẫn chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác thủy sản, nhất là các nghề lưới rê khơi, rê bùng nhùng, vây, lưới chụp, câu. Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm lạnh bảo quản sản phẩm trên tàu cá đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch và thu nhập của ngư dân. Tính đến năm 2017 tổng sản lượng khai thác thủy sản tại Quảng Trị đạt gần 24.000 tấn, tăng hơn 6.000 tấn so với năm 2012.

Hàng năm, các ngành chức năng tổ chức 2 - 3 lớp đào tạo thuyền trưởng và máy trưởng hạng V, IV cho ngư dân, nhất là loại tàu vỏ thép công suất trên 400 CV. Tổng số tàu cá trên địa bàn tỉnh là 2.311 chiếc, với tổng công suất 118.8206CV, trong đó tàu xa bờ từ 90CV trở lên là 221 chiếc. Tàu nhỏ dưới 20CV chiếm hơn 77% tổng số tàu của tỉnh…

Đối với huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trong Khu bảo tồn, đã thống kê tại đảo có 113 loài san hô, 57 loài rong cỏ biển, 67 loài động vật đáy, 19 loài giáp xác, 224 loài cá biển khơi, 87 loài cá rạn san hô, 164 loài thực vật phù du… Đây còn là khu vực tập trung các bãi đẻ của nhiều loài thủy hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và đặc hữu của vùng biển Trung Bộ.

Dịch vụ hậu cần nghề cá từng bước được phát triển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá ngày càng hoàn thiện, hiện nay vùng biển của tỉnh đã hình thành 3 trung tâm nghề cá lớn là Cửa Tùng, Cửa Việt và Cồn Cỏ. Đã hình thành 2 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là Công ty TNHH Đóng tàu Cửa Việt và Công ty TNHH đóng tàu Triệu An, nhất là đóng tàu cá vỏ thép có công suất lớn trên 400CV…

Khai thác đồng hành cùng bảo vệ, phát triển

Để bảo vệ tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên biển, Quảng Trị đã ban hành nhiều chính sách, đồng thời chỉ đạo lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt, nắm bắt và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những tàu cá làm các nghề bị cấm hoặc dùng chất cấm để khai thác hải sản. Lực lượng chức năng cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ, không để tình trạng khai thác hải sản trái phép tái diễn, ảnh hưởng đến sản xuất trên biển.

Tuy nhiên hoạt động thủy sản tại Quảng Trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định, đời sống kinh tế của người dân vùng biển còn thấp, nhất là vùng bãi ngang; tàu thuyền phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tàu cũ thu mua từ các địa phương khác về, tuổi tàu cao, gây khó khăn công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Tàu thuyền nhỏ dưới 20CV vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, gây áp lực về đa dạng sinh học, môi trường và nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Sự cố môi trường biển cách đây hơn 2 năm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thủy sản và đời sống nhân dân vùng biển…

Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được hơn 80 mô hình sản xuất ở 16 xã, thị trấn ven biển để chuyển đổi sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển mang lại hiệu quả cao đã và đang nhân rộng như: Trồng đậu đen xanh lòng ở xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong cho thu nhập khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/vụ; trồng ném ở xã Hải An, huyện Hải Lăng thu lãi 25 - 30 triệu đồng/ha/vụ…

Với nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó tôm sú, tôm thẻ chân trắng là vật nuôi chủ lực ở vùng ven biển, tỉnh Quảng Trị tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ cao để phát triển bền vững nghề này. Theo đó, tỉnh ưu tiên đầu tư nuôi tôm trong nhà kính, nuôi bằng chế phẩm sinh học, áp dụng tiêu chuẩn VietGap... Các mô hình nuôi tôm hữu cơ, nuôi sinh thái, nuôi quảng canh đã và đang được triển khai ở các xã: Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu An, Triệu Vân (huyện Triệu Phong); Gio Mai, Gio Việt, Trung Hải, Trung Giang (huyện Gio Linh); Vĩnh Giang (huyện Vĩnh Linh).

Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến năm 2020 ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ 1.500 ha, sản lượng đạt khoảng 6.800 tấn, giá trị từ tôm nuôi đạt trên 600 tỷ đồng; trong đó diện tích nuôi tôm sú 500 ha, sản lượng đạt khoảng 1.300 tấn, 1.000 ha còn lại nuôi tôm thẻ chân trắng, sản lượng đạt khoảng 5.500 tấn. Đến năm 2025, tỉnh Quảng Trị phấn đấu xây dựng được các vùng chuyên canh nuôi tôm, nhằm tăng giá trị tôm nuôi lên hơn 770 tỷ đồng.

Theo ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị: Những giải pháp được đề ra trong chiến lược phát triển biển thời gian tới được Quảng Trị xác định: Tăng cường công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng quê hương, đất nước. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, chiến lược quốc phòng, an ninh đối ngoại. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ổn định, bám biển và làm ăn dài ngày trên biển. Cần nghiên cứu các chính sách phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm khai thác tiềm năng và các lợi thế về biển. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển…

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !