PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Cần đưa nội dung biển đảo vào trường học

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho biết, đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào chương trình học là rất cần thiết, cần làm ngay; không những cấp học phổ thông, sinh viên Đại học – Cao đẳng mà cần đưa vào ngày từ các lớp mầm non...

Trong những lần tham gia các lớp tập huấn về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là tại 6 Hội nghị tập huấn tuyên truyền biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho cán bộ truyền thông cơ sở tại 6 tỉnh thành ven biển năm 2017, phóng viên Báo BĐVN đã có dịp trao đổi với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường và được ông chia sẻ những trăn trở xung quanh chủ đề này.

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giáo dục chủ quyền biển đảo đặc biệt việc hệ thống tài liệu, cứ liệu lịch sử nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng cần thiết, để dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Thực tế, lâu nay qua các phương tiện thông tin đại chúng ai cũng biết chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng hiểu sâu cặn kẽ và khoa học thì không phải ai cũng biết, nhất là những ngư dân đang ngày đêm vươn khơi bám biển – những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền biển đảo hàng ngày. 

Theo TS Nguyễn Chu Hồi, chúng ta vẫn đang thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục chủ quyền biển đảo nhưng lại không thường xuyên liên tục. Ngay chính nội dung tuyên truyền còn chưa chính xác vì đội ngũ người làm tuyên truyền biển đảo còn thiếu kiến thức vì chưa được đào tạo. Do vậy, việc đưa chương trình giáo dục chủ quyền biển đảo vào sách giáo khoa hay lồng ghép vào cách chương trình học là việc rất cần thiết và cần nhân rộng các mô hình khác nhau. Chúng ta có thể phải bỏ ra hàng tỷ đồng cho các dự án viết sách tuyên truyền chủ quyền biển đảo nhưng điều đó mang lại những giá trị lâu bền không mất đi có tác dụng giáo dục sâu sắc để hết thế hệ này đến thế hệ khác. Giúp các thể hệ con cháu sau này được tiếp cận và hiểu biết chủ quyền biển đảo của đất nước. 

Việt Nam là quốc gia biển và hải đảo với 3.260 km đường bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ (Ảnh: Một góc đảo Trường Sa Lớn).

Nói về các hình thức tuyên truyền, TS Nguyễn Chu Hồi thẳng thắn: Có lẽ hiện nay chỉ có báo chí là kênh thông tin tuyên truyền kiến thức biển đảo đến người dân, thế hệ trẻ gần gũi nhất. Nhưng để nâng cao thông tin các tờ báo cũng cần có sự hợp tác với các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu hiểu biết vấn đề biển đảo để có thể đưa đến độc giả thông tin chính xác nhất. Đặc biệt, qua các đợt đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong thời gian qua, báo chí luôn đứng vai trò tiên phong và làm rất tốt điều này vì báo chí là công cụ hàng ngày có thể đưa tin nóng hổi những diễn biến mới nhất trên Biển Đông.

Theo TS Nguyễn Chu Hồi, Việt Nam là quốc gia biển và hải đảo. Nếu nhìn đảo theo khái niệm quốc tế, Việt Nam có khoảng hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, trong số đó có khoảng hơn 2.773 đảo ven bờ nằm trong vùng biển thềm lục địa và khoảng hơn 150 đảo thuộc 2 quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa. Đặc biệt, riêng Quần đảo Trường Sa Việt Nam đang nắm giữ hơn 24 đảo/điểm đảo (có số liệu khác tùy theo cách tính đảo chìm, đảo nổi hay rặng san hô có xác lập chủ quyền…). Ngoài ra, “báo chí hay nói đảo chìm, nhưng nói như vậy thực ra không đúng, chúng ta nói là đảo chìm nhưng trên thế giới không có khái niệm này mà đây chỉ là bãi cạn”, TS Chu Hồi chia sẻ.

 Nói sơ qua như vậy để thấy, việc thống nhất thuật ngữ, tên gọi; chuẩn hóa thông tin và tài liệu tuyên truyền về biển đảo từ cấp Trung ương xuống địa phương; từ các cơ quan báo chí truyền thông cho tới đưa các nội dung này vào sách giáo khoa cần có một ban chuyên môn điều phối và thống nhất. “Việc mỗi người dân hiểu và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là mục tiêu cuối cùng. Bởi biển đảo đã trở thành một phần máu thịt của người dân đất Việt…”, TS Chu Hồi nhắc nhở.

Nam Phương

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !