PCA không phải là nơi ra phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc

Trong và sau ngày 12/7 vừa qua nhiều thông tin, bài viết trên các cơ quan báo chí cho rằng Tòa trọng tài thường trực (PCA – đóng tại La Haye, Hà Lan) là nơi đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến một số vấn đề tranh chấp tại
PCA không phải là nơi ra phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc - ảnh 1

Giáo sư , Tiến sĩ Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.HCM

Tuy nhiên tại một buổi họp báo vừa qua của Đại học Luật TP.HCM về vấn đề này, nhiều chuyên gia luật đã phải “đính chính” lại thông tin không chính xác này.

Theo Giáo sư , Tiến sĩ Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.HCM thì phán quyết vừa qua được đưa ra bởi “Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục số 7 của công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.

Cũng theo GS Quỳ thì Tòa trọng tài thường trực (PCA) chỉ manh tính chất như một ban thư ký để công bố phán quyết này.

Trong khi đó GS.TS. Erik Franckx - Trưởng Khoa Luật quốc tế và Luật châu Âu, Đại học Vrije Brussel (Bỉ), thành viên Tòa trọng tài thường trực La Haye cũng nhấn mạnh rằng, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn giữa Tòa thường trực và Tòa công lý, vì hai tòa này cùng nằm ở La Haye.

“Nhiều người cũng nghĩ rằng PCA là cơ quan chỉ định các trọng tài viên cho vụ việc tranh chấp ở phụ lục 7, đó là suy nghĩ sai. Thực tế PCA chỉ là cơ quan đăng ký các trọng tài” - GS Erik Franckx nói.

Trong tham luận gửi “Hội thảo quốc tế về những vấn đề liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục số 7” vừa qua tại TP.HCM, hai giảng viên khoa Luật quốc tế của ĐH Luật TP.HCM là ông Trần Phú Vinh và bà Hà Thị Hạnh cũng giải thích rõ hơn điều này.

Theo đó PCA được thành lập theo Công ước 1899 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Đây cũng là tổ chức quốc tế liên chính phủ thường trực đầu tiên cung cấp diễn đàn cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài và các biện pháp hòa bình khác.

Trong khi đó Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục 7 là nơi có chức năng giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS. Nói cách khác, đây là cơ quan lâm thời, là một tổ chức tài phán quốc tế có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên UNCLOS.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !