Ô nhiễm môi trường biển là thách thức lớn trong phát triển kinh tế biển

Việt Nam là đất nước có rất nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi, các kế hoạch cũng như chiến lược phát triển thì thời gian qua phát triển kinh tế biển cũng vấp phải không ít khó khăn.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút. Các hệ sinh thái biển quan trọng bị suy thoái, bị mất habitat và bị thu hẹp diện tích. Các quần đàn có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển liên quan đến biến đổi khí hậu, thay đổi tương tác sông biển ở vùng cửa sông ven bờ, do mất đến 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng.

Rừng ngập mặn mất khoảng 15.00o ha /năm, khoảng 80% rừng sinh thái trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao. Hiện đã có khoảng 100 loài hải sản ở cấp độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài  đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Nguồn lợi hải sản đang có nguy cơ giảm về trữ lượng, sản lượng và kích thước đánh bắt. Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ và đến nay chỉ còn 80kg/ha/vụ. Bên cạnh đó 1ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được 800kg thủy sản nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước.

Phát triển kinh tế biển vẫn còn nhiều thách thức (Ảnh minh họa)

Nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức do tăng nhanh số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ, hiệu suất khai thác đang giảm mạnh. Trong khi đó trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ chưa được đánh giá đầy đủ. Những năm gần đây, các hoạt động tôn tạo, mở rộng các bãi cạn thành đảo nhân tạo ở cụm Trường Sa của Trung Quốc đã hủy hoại nghiêm trọng môi trường không chỉ đối cới vùng biển Trường Sa mà còn đối với phần còn lại của biển Đông.

Đến nay biển, đảo và vùng ven biển nước ta vẫn chủ yếu được quản lý theo cách tiếp cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo ngành thông qua luật pháp. Hiện nay chúng ta vẫn thiếu các luật cơ bản về biển để thực thi hiệu quả công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo. Điều này dẫn đến sự chồng chéo về quản lý giữa 15 bộ ngành về biển, chính sách quản lý thiếu đồng bộ, trong các luật hiện có không ít điểm chồng chéo, hiệu quả thi hành thấp.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân địa phương ven biển. Công tác kiếm tra, kiểm soát, cấp và thu hồi giấy phép sử dụng, khai thác tài nguyên biển chậm được triển khai để thực hiện chủ trương “kinh tế hóa” trong lĩnh vực tài nguyên biển.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng là vấn đề đáng báo động. Chúng ta cần bảo đảm chất lượng môi trường biển cho phát triển bền vững kinh tế  - xã hội biển thông qua tăng cường, kiểm soát môi trường biển, quản lý và xử lý hiệu quả các chất thải, chất gây ô nhiễm trước khi đổ ra biển từ các lưu vực sông ven biển và từ các hoạt động kinh tế biển.

Phòng ngừa và sẵn sàng ứng cứu các sự cố môi trường biển, các vụ tràn dầu không rõ nguồn gốc, ngăn ngừa suy thoái và phục hồi hệ sinh thái đã bị mất, đã bị suy thoai.

Thực hiện quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2010 và tiếp tục phát hiện các vùng biển giàu, đẹp, có các giá trị quốc gia, quốc tế để trình cấp có thẩm quyền cũng như các tổ chức quốc tế công nhận.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chủ động phòng ngừa và thực thi các biện pháp thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng ven biển, biển và hải đảo. Khuyến khích sự chủ động tham gia của cộng đồng địa phương và cải thiện sức chống chịu của dân cư ven biển trên các đảo trước các tác động của biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương.

Cuối cùng, việc chúng ta cần làm lúc này là xây dựng tập đoàn kinh tế biển mạnh trong một số lĩnh vực có thể như: Dầu khí, khoáng sản biển, hàng hải, đóng tàu, khai thác và chế biến hải sane làm lực lượng nòng cốt và tiên phong trong phát triển kinh tế biển, trong việc vươn xa và từng bước hội nhập kinh tế đại dương.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !