Nơi những con sóng vỗ bờ (2): Thanh Hóa

Sở hữu bờ biển dài hơn 100km, Thanh Hóa có ưu thế lớn về ngư trường dồi dào hải sản cùng một vùng đồng bằng duyên hải phì nhiêu. Vì lẽ đó mà trong hành trình đi mở đất lấn biển, cư dân xứ Thanh xưa không chỉ coi trọng việc canh nông mà còn chú tâm với nghề chài lưới.

Trong hành trình tìm về nơi những con sóng vỗ bờ, hãy đến vùng biển xứ Thanh, một vùng đất mang trong mình bóng hình những con người gắn cả cuộc đời với biển cả.

Ngư dân Thanh Hóa. (Ảnh: Internet)

Người dân nơi đây hưởng lợi cuộc sống thanh bình nhờ biển cả đem lại và cả những khi phải gồng mình chống chọi với bão lũ mưa nguồn; để rồi, khi đã đi qua những mùa biển động, như món quà ý nghĩa mà thiên nhiên đền bù cho xứ Thanh vì những thiệt thòi cố hữu. Có ai đó đã nói rằng, biển là cánh đồng mặt trời, không gieo hạt mà quanh năm thu hái; biển nuôi sống người dân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và đặc biệt, chính biển cũng đã tạo ra những sắc màu văn hóa rất riêng của vùng đất này.

Thanh Hóa – vùng đất địa đầu của miền Trung nắng lửa mưa nhiều, mang những hình thái tự nhiên, địa lý và văn hóa đặc thù do nằm ở vị trí trung gian giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Mảnh đất này sở hữu một nguồn tài nguyên biển vô cùng dồi dào và phong phú.

Sử sách đã ghi chép lại, miền đất này với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ lịch sử: Châu Ái, trấn Thanh Đô, Thừa Tuyên – Thanh Hóa, Thanh Hoa, và rồi lại Thanh Hóa. Có thể, chính sự lưỡng lự của tiền nhân xưa về sự cắt đặt vị trí địa lý cho miền đất này khiến Thanh Hóa sở hữu những nét rất riêng của một vùng mang tính chuyển tiếp văn hóa.

Sở hữu bờ biển dài hơn 100km, Thanh Hóa có ưu thế lớn về ngư trường dồi dào hải sản cùng một vùng đồng bằng duyên hải phì nhiêu. Vì lẽ đó mà trong hành trình đi mở đất lấn biển, cư dân xứ Thanh xưa không chỉ coi trọng việc canh nông mà còn chú tâm với nghề chài lưới.

Một số thắng tích của xứ Thanh hiện nay vẫn còn lưu lại những huyền thoại lịch sử đã được linh thiêng hóa, thần tích hóa nhằm ngợi ca công cuộc đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh chống ngoại xâm, khai phá đất đai, sáng tạo nghề nghiệp của những con người ở vùng đất này.

Cửa Thần Phù là những địa danh lịch sử như vậy. Ngày nay, cửa biển Thần phù đã nằm sâu trong đất liền, thuộc lưu vực sông Càn. Con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa Bắc Trung bộ và Bắc Bộ.

Dải đất dầm mình bên chân sóng này từng in dấu những chiến công và kỳ tích phi thường trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc còn ghi lại qua những di tích lịch sử văn hóa như Chiến khu Ba Đình, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa, phủ Trèo, phủ Thông, chùa Bạch Tượng, chùa Bạch Á, chùa Thạch Tuyền. Và cửa biển Thần Phù mang trong mình những thắng tích mang trong mình nhiều huyền sử có giá trị như vậy.

Là khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển nổi tiếng trong nước và quốc tế, được hình thành và phát triển trên 100 năm qua, Sầm Sơn đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Sầm Sơn có bãi biển dài gần 100km với nhiều bãi tắm đẹp, dãy núi Trường Lệ mang trên mình dấu ấn văn hóa và lịch sử. Đây là tiềm năng lớn để địa phương phát triển các loại hình du lịch văn hóa và mạo hiểm. Từ bao đời nay, người dân đã đến đây, dựa vào biển để mưu sinh, để gây dựng cơ nghiệp. Cùng với thời gian, họ đã bồi đắp cho nơi này những phong tục tập quán độc đáo.

TP Sầm Sơn ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ ưu thế biển.(Ảnh: Internet)

Thờ thần Độc Cước được coi là một trong những phong tục tín ngưỡng đặc sắc nhất của Sầm Sơn. Theo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753) thì thần Độc Cước tên thật là Chu Văn Khoan, một bậc tài đức vẹn toàn, có công giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi nên được Vua phong 4 chữ “Độc Cước Sơn Triều”. Còn theo truyền thuyết dân gian thì đây là tín ngưỡng gắn liền với sự tích: Chàng trai trẻ đã tự xẻ đôi thân mình để đồng hành bảo vệ dân chài ra khơi đánh cá. Cảm động trước hành động trượng nghĩa của chàng, về sau Ngọc Hoàng phong cho chàng danh thần “Độc Cước” tức là thần một chân. Tri ân chàng trai dũng cảm, dám quên mình xả thân vì trăm họ, người dân Sầm Sơn đã lập đền thờ trên núi Cổ Dài, nơi từng in dấu chân chàng khổng lồ để khói hương thờ cúng.

Tượng thần Độc Cước cao khoảng 30cm với một nửa thân người. Phục trang của thần là bộ áo giáp võ tướng, thể hiện sự oai phong lẫm liệt, hướng tới việc hành đạo giúp đời.

Hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật đặc sắc, tục thờ thần Độc Cước có sức sống lâu bền trong đời sống xã hội và tín ngưỡng tâm linh của người miền biển Sầm Sơn Thanh Hóa nói riêng và cư dân duyên hải Việt Nam nói chung.

Đền thờ thần Độc Cước ở TP Sầm Sơn.(Ảnh: Internet)

Ngoài tín ngưỡng thờ thần Độc Cước, cư dân duyên hải xứ Thanh còn có tục thờ Cá Ông (cá voi), tức Nam Hải đại tướng quân. Đây cũng là một trong những phong tục phổ biến của cư dân vùng biển Việt Nam.

Người miền Trung có câu “thấy ông vào làng như vàng vào tủ”, vì theo tín ngưỡng này, cá ông “lụy” vào làng nào thì làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi. Theo tục lệ từ ngàn đời nay, khi phát hiện Cá Ông “lụy” bờ, dân chài sẽ tiến hành nghi lễ an táng, để tang và cải táng, thờ phụng ông hết sức trịnh trọng.

Nằm cách TP Sầm Sơn 40km đường biển, xã đảo Nghi Sơn (còn gọi là cù lao bãi biển hay Biện Sơn, thuộc huyện Tĩnh Gia) với những phiên chợ cá là đầu mối giao thương buôn bán tấp nập. Có địa thế đặc biệt với vũng Biện Sơn 3 bề núi non bao bọc, hàng trăm tàu thuyền có thể neo đậu, ẩn náu an toàn khi sóng to gió cả. Vì thế, từ xa xưa, các vị tổ làng Nghi Sơn đã chọn vùng biển đảo này làm chốn sinh cơ lập nghiệp.

Bức tranh vùng biển của xã đảo Nghi Sơn vẫn nên thơ diễm lệ mà phảng phất hơi thở của cuộc sống mới đẹp tươi, căng tràn sức sống. Từ bao nay, cư dân trên hòn đảo có diện tích chưa tới 4km2 này chủ yếu làm nghề chài lưới, đánh bắt và chế biến thủy sản. Có được cuộc sống ấm no từ những sản vật mà mẹ đại dương ban tặng, những ngư dân ở xã đảo Nghi Sơn luôn hết lòng tri ân biển cả, vì thế họ luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Với họ, biển đảo là tài sản vô giá mà tổ tiên để lại từ hàng ngàn năm nay.

Xã đảo Nghi Sơn.(Ảnh: Internet)

Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng biển đảo Thanh Hóa những nguồn tài nguyên dồi dào phong phú. Cùng với hành trình vươn khơi bám biển, những cư dân biển xứ Thanh qua nhiều thế hệ đã gây dựng và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn biển khơi. 

P.Liên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !