Nghệ An: Khởi sắc nghề đóng tàu truyền thống Diễn Ngọc

Từ việc chỉ đóng thuyền nan thủ công, rồi cải tiến đóng tàu có công suất vài chục CV, đến nay những người thợ ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã đóng được những con tàu 400-600CV, có trị giá hàng tỷ đồng.

Xưởng đóng tàu của ông Chẩm Văn Hùng, xã Diễn Ngọc khẩn trương hoàn thành những con tàu trên 400 CV.

Sinh ra và lớn lên tại Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An), nơi có nghề đi biển từ xa xưa, dù trải qua biết bao thăng trầm của thời gian nhưng ông Chẩm Văn Hùng (Chủ cơ sở đóng tàu thuyền làng nghề Nam Thịnh) luôn khẳng định: Việc gắn bó với nghề đóng tàu là quyết định sáng suốt nhất của cuộc đời ông, bởi đây là nghề truyền thống của làng và cũng mong muốn đóng được những con tàu to cho ngư dân vươn khơi.

Ông Hùng tâm sự: Khoảng 4-5 năm trở lại đây thì ta bắt đầu chuyển từ mũi sang công việc đóng tàu, kể cả tàu thì người ta làm máy lớn . Xưởng khác đóng tàu phải đi mua kỹ thuật nhưng xưởng tôi tự thiết kế. Cả tàu 25 đến 30 mét cũng đóng được vì mình thiết kế được.

Là thế hệ thứ ba theo nghề đóng tàu trong gia đình, anh Bùi Văn Chính (xã Diễn Ngọc) đã không ngừng đúc rút kinh nghiệm, rồi học hỏi, vận dụng toàn bộ kinh nghiệm tích lũy và sự sáng tạo của bản thân để làm ra con tàu theo đúng yêu cầu của chủ tàu.

Anh luôn tâm niệm: Mỗi con tàu ra khơi đều được ngư dân xem là nhà. Để ngôi nhà này chống chịu được với sự khắc nghiệt của thời tiết cần có những sáng tạo, đảm bảo về khâu kỹ thuật của người thợ đóng tàu. Khi dùng gỗ loại nào, anh đều suy tính kỹ cho hợp với túi tiền mà vẫn đạt yêu cầu chất lượng, bền chắc, do vậy khách hàng luôn hài lòng.

“Đóng tàu thuyền thì có từ thời ông nội, đến bố và bậy giờ đến em. Trước gia đình chỉ 1 xưởng nay mở thêm xưởng nữa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều” – anh Chính chia sẻ thêm.

Hiện xã Diễn Ngọc có 8 cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoàn tàu cá và đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề đóng tàu Nam Thịnh từ năm 2014. Để duy trì và phát triển nghề đóng tàu, trong những năm qua chính quyền xã Diễn Ngọc đã tạo mọi điều kiện cần thiết để các cơ sở đóng tàu mở rộng quy mô và phát triển một cách bền vững.

Làm tốt công tác quảng bá để thu hút ngư dân ở nhiều nơi đến đặt đóng tàu tại đây. Hiện đã có 4 cơ sở đủ điều kiện để đóng tàu từ 400CV trở lên.

Từ đầu năm đến nay, làng nghề đã cho hạ thủy tới 25 con tàu từ 400 CV trở lên. Hiện nay, thu nhập của thợ thuyền đã đạt 60 triệu đồng/năm.

Người dân xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu hạ thủy tàu cá mới đóng xong để vươn khơi.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết: Làng nghề đóng tàu thuyền ở Nam Thịnh, thì đây là nơi đóng tàu rất hiệu quả. Đề nghị cấp trên nên tập huấn cho các lao động, nhất là kỹ thuật đóng mới tàu cá, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu mặt bằng bến bãi cho các cơ sở để có nguồn lực mở rộng để đóng tàu thuyền.

Từ chỗ làm nghề chỉ để lo miếng cơm, manh áo; nay mỗi người thợ đóng tàu ở làng biển Diễn Ngọc như những chiến sĩ bảo vệ ngư trường, biển đảo vì họ đã đồng hành tiếp sức cho ngư dân vươn khơi.

Được biết, toàn xã Diễn Ngọc đang có 478 chiếc tàu, thuyền; trong đó có 106 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên, 320 chiếc có từ 48 CV đến dưới 90 CV, số còn lại dưới 48 CV.

Trong năm 2017, sản lượng đánh bắt đạt 15.3000 tấn/15.000 tấn = 102% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 600 tấn.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trạm biên phòng và bảo hiểm làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm, số hành trình, cải hoán cho ngư dân.

Giá trị doanh thu từ nghề cá đạt 322 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ 17 tỷ đồng. Hiện, địa phương này có 9 cơ sở thu mua nguyên liệu mổ cá phi lê, chế biến cá tạp làm thức ăn gia súc, 3 nhà máy chế biến bột cá và hàng chục cơ sở thu mua đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định.

Việt Hòa - Đặng Sơn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !