Mùa xuân trên "đảo thép"

Theo tàu của Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân ra chúc Tết hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi được nghe, được thấy những câu chuyện cảm động về tình quân dân sâu nặng.

Tình yêu mặn nồng chan chứa ấy nhân lên thành sức mạnh phi thường góp phần xây dựng, bảo vệ đảo tiền tiêu của Tổ quốc…

Vững vàng trên “đảo thép”

Cuối năm, chim én bay về rợp trời Cồn Cỏ. Đường lên Trạm Ra-đa 540 (Trung đoàn 351, Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân) non nửa cây số, vậy mà cánh phóng viên mệt nhoài, trong khi các chiến sĩ ra-đa không chỉ vận chuyển toàn bộ số hàng từ đất liền ra đảo mà còn chuyển thêm hành lý cho mọi người nữa.

Lòng mến khách của đảo còn được biểu hiện bằng việc cả Chủ tịch UBND huyện Lê Quang Lanh và Thượng úy, Trạm trưởng Nguyễn Ngọc Thái ra tận âu thuyền đón đoàn. Gần gũi với người chiến sĩ, lắng nghe những tâm tư tình cảm của họ, chúng tôi mới thấy được nỗi khó khăn, vất vả của lính đảo... 

Hiện trên đảo vẫn chưa có điện lưới quốc gia, điện máy nổ chỉ đủ phục vụ cho ra-đa trực canh, thỉnh thoảng mới có điện thắp sáng vào dịp lễ, Tết. Ở đây, bộ đội còn “đói” thông tin, mỗi ngày họ chỉ được xem chương trình thời sự qua ti vi vào buổi tối, báo chí thì một tuần mới có một lần, do tàu chở từ đất liền ra, nếu gặp bão gió thì phải mất cả tháng.

Mùa xuân trên

Khẩu đội 12,7mm của Ban CHQS huyện Lý Sơn luyện tập bắt mục tiêu.

Dẫu cuộc sống còn nhiều gian khổ nhưng cán bộ chiến sĩ vẫn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cấp ủy, chỉ huy trạm thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, triển khai tốt công tác giáo dục chính trị, xây dựng ý chí quyết tâm; quán triệt và tổ chức chặt chẽ việc quản lý vùng biển được phân công phụ trách. Ra-đa tăng cường theo dõi hàng trăm lượt tàu cá nước ngoài hoạt động trong khu vực. Tổng số mục tiêu quan sát ra-đa và quan sát mắt là hàng chục nghìn lần chiếc tàu các loại…

Bữa cơm Tất niên trên đảo đông vui, mang hương vị Tết sớm, cũng đầy đủ dưa hành, bánh chưng gói bằng lá chuối rừng. Sau lời chúc mừng của Đại tá Bùi Văn Tám, Phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ Lê Quang Lanh thông báo với mọi người về tình hình phát triển của huyện đảo. 

Năm 2013 là năm thu hút vốn đầu tư lớn nhất của địa phương với gần 180 tỷ đồng (tăng gần gấp đôi so với năm 2012). Các dự án chuyển tiếp vẫn đang được đẩy nhanh tiến độ. Thu ngân sách Nhà nước của huyện đạt 125,65%, trong đó thu trên địa bàn vượt kế hoạch. Quốc phòng-an ninh được củng cố và tăng cường, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; biên giới, chủ quyền được giữ vững. 10 năm liền, huyện đảo không có tội phạm hình sự, không có tai nạn giao thông, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, không tệ nạn xã hội… 

Đảo nhỏ - nơi tình yêu đơm hương

Ở nơi đầu sóng ngọn gió, cuộc sống còn nhiều gian nan, đã có nhiều đôi vợ chồng trẻ gieo mầm hạnh phúc. Tình yêu mặn nồng chan chứa ấy nhân lên thành sức mạnh để họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chung tay góp sức xây dựng và bảo vệ đảo nhỏ.

Năm 2007, Lý Sơn mới chỉ có 15 quân nhân xây tổ ấm hạnh phúc trên đảo, vậy mà bây giờ con số ấy đã gần 60. Tất cả những cặp vợ chồng này có những kỷ niệm riêng, điều kiện hoàn cảnh riêng, nhưng đều chung một điểm, đó là tình yêu của họ rất giản dị và thủy chung.

Mùa xuân trên
Hình ảnh thanh bình trên đảo Cồn Cỏ.

Người có thâm niên lâu nhất trên đảo là Thiếu tá QNCN Lê Văn Huy. Anh đã gắn bó với hòn đảo này suốt 28 năm ròng. Chuyện tình của Huy gắn liền với kỷ niệm về hành, tỏi. Một buổi chiều trời nhá nhem, Huy khoác ba lô từ âu tàu dò hỏi đường lên Trạm Ra-đa. Đang loay hoay với chiếc ba lô trĩu nặng ở ngã ba đường thì anh nhìn thấy một cô gái đạp xe về hướng mình. Hình như cảm thông với người chiến sĩ lần đầu tiên ra đảo, nên cô gái đã đèo Huy một đoạn khá xa rồi chỉ đường lên trạm. 

Mấy tháng sau, đơn vị cử bộ đội xuống giúp dân thu hoạch hành, tỏi, vô tình Huy xuống giúp đúng gia đình cô gái nọ. Thế là hai người bén duyên, rồi thành chồng vợ. Vượt qua  bao gian khó, anh chị mới có được hạnh phúc ngọt ngào hôm nay. Cháu lớn là Lê Hoàng Anh nay đã là học viên năm thứ hai  Học viện Hải quân. Cháu gái Lê Thị Ánh Linh đang học lớp 12. Chị vẫn tảo tần chạy chợ, còn anh thì gắn bó với Trạm Ra-đa. Cả hai cùng góp sức, chung tay xây dựng và bảo vệ đảo nhỏ tiền tiêu.

Chuyện tình của Thiếu tá Trần Anh Tuấn ở Ban CHQS huyện đảo Lý Sơn khởi nguồn trong một đêm giao lưu giữa đơn vị với Chi đoàn Trường THCS An Vĩnh. Đêm đó, cô giáo Hường Vi thấy MC dẫn chương trình là một sĩ quan trẻ, to cao, đẹp trai, có giọng nói xứ Nghệ ấm áp, nên ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Còn MC Anh Tuấn lại bị hớp hồn bởi giọng ca ngọt ngào của cô giáo Hường Vi duyên dáng nhất nhì xứ đảo. Đợi cho Vi hát xong ca khúc “Gần lắm Trường Sa” thì Tuấn mới bối rối tặng cô giáo nhành hoa muống biển. Mùa xuân 2005, hai người nên duyên chồng vợ. Kết quả của mối tình trong sáng ấy là cháu gái Trần Thu Huyền xinh xắn nay đã tròn 8 tuổi...

Có một “tiền lệ” đang được các chàng rể là quân nhân trên đảo “tận dụng triệt để” là vì bận trực liên miên trong đơn vị nên “trăm vạn sự” phó thác ông bà ngoại…

Tới thăm “làng quân nhân” và một số công trình trọng điểm trên đảo, chúng tôi được nghe đồng chí Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn đánh giá: “Làng quân nhân” với những cặp vợ chồng “quân-dân” là một mô hình lý tưởng. Mô hình ấy cần được nhân rộng ở những nơi hải đảo xa xôi, vì đây là cơ sở, nền tảng để phát triển cư dân, góp phần bảo vệ phên giậu của Tổ quốc!”. Chúng tôi càng vui hơn khi nghe đồng chí Bí thư Huyện ủy cung cấp những số liệu khả quan về tình hình phát triển của huyện đảo: Năm 2013, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt hơn 651,7 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2012; thu nhập bình quân đạt 15,6 triệu đồng/người/năm, tăng 2,3 triệu đồng so với năm trước. Riêng về giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 23,6 tỷ đồng, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác dân vận được các đơn vị quân đội đóng quân trên đảo Lý Sơn đặc biệt quan tâm. Thượng tá Nguyễn Duy Lai, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện cho biết: “Ngoài nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; tuần tra, quan sát nắm tình hình trên biển, đảo trong phạm vi quy định nhằm bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, các đơn vị còn huy động hơn 300 lượt cán bộ, chiến sĩ với gần 1.500 ngày công giúp đỡ nhân dân cải tạo đất canh tác, sửa chữa 130 ngôi nhà, 3 trường học và nhiều công trình phúc lợi khác... Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, các đơn vị Ban CHQS huyện, Đồn Biên phòng 328, Trạm Ra-đa 550 đã trích hơn 30 triệu đồng mua quà tặng các gia đình chính sách, hộ nghèo; phối hợp chặt chẽ với địa phương tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu văn hóa văn nghệ, thi đấu thể thao...

Tình yêu của quân-dân ở nơi đầu sóng ngọn gió là tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Họ coi “đảo là nhà, biển cả là quê hương, màn hiện sóng là chiến trường”. Dẫu rằng, cuộc sống còn nhiều thử thách, lắm gian nan, nhưng những người giữ đảo vẫn vững vàng như cây phong ba trên đảo. Sự bình yên của biển, đảo, sự vĩnh hằng của mùa xuân đã tiếp thêm sức mạnh cho quân-dân càng chắc tay súng, vững niềm tin.

Bài và ảnh: PHAN TIẾN DŨNG/ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !