“Kéo Hoàng Sa vào gần đất liền: Cần làm ngay”

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban, Ban biên giới của Chính Phủ đã khẳng định như vậy với PV Báo điện tử Infonet xung quanh ý tưởng “Kéo Hoàng Sa lại gần đất liền” của Thành ủy Đà Nẵng.

Ngay sau khi Báo điện tử Infonet đăng bài trả lời của ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy, kiêm Chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Đà Nẵng, đã có rất nhiều ý kiến hoan nghênh, ủng hộ. Dưới đây là bài trả lời của Ts Trần Công Trục.

“Kéo Hoàng Sa vào gần đất liền: Cần làm ngay” - ảnh 1

TS Trần Công Trục đang trả lời phỏng vấn của Infonet (ảnh Hồng Chuyên)

Hoàng Sa mãi trong lòng dân tộc Việt

Tôi rất hoan nghênh báo điện tử Infonet đã thông tin về sự kiện tại Đà Nẵng và trực tiếp là UBND huyện Hoàng Sa đã khởi động đợt  hoạt động hướng về Hoàng Sa, nhân 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hoàn thành việc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ quần đảo này.

Tôi đánh giá rất cao về những thông tin của Đà Nẵng được đăng tải trên Infonet. Đặc biệt, tôi rất quan tâm, tâm đắc với phát biểu của ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy, kiêm Chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Đà Nẵng. Trong đó, ông Tiếng cũng nói về ý nghĩa của đợt phát động này, tổ chức tại Đà Nẵng. Ông Tiếng cũng nhấn mạnh đây không phải là hoạt động đột xuất mà nó thể hiện tấm lòng, trái tim tình cảm, thường xuyên, thường trực của người dân Thành phố Đà Nẵng nói riêng, và đồng bào cả nước nói chung, mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc đang bị chiếm đóng bất hợp pháp. Không phải cứ đến ngày đó mới nhớ mà hàng ngày, trong tâm tưởng của mình không thể nào quên.

Đây là một đánh giá, một suy nghĩ quan trọng và đầy trách nhiệm. Đương nhiên, nói thế không có nghĩa là ngày nào cũng nhớ mà ngày cách đây 40 năm xảy ra sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, chúng ta lại không nhắc lại cho con cháu nhớ. Tôi nghĩ, chúng ta nên duy trì việc nhắc nhở này, cho đến ngày nào Hoàng Sa trở về với Việt Nam theo đúng đạo lý, luật pháp, thông lệ quốc tế.

Việc làm như vậy, không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị và có ý ngĩa về mặt pháp lý. Đây là hoạt động tất yếu, thể hiện sự quan tâm quản lý của chính quyền Huyện đảo Hoàng Sa, UBND Thành phố Đà Nẵng đối với quần đảo Hoàng Sa, một vùng đất, một đơn vị hành chính của mình. Về mặt pháp lý cũng rất quan trọng, nó cũng đại diện cho dân tộc, nhân dân Việt Nam trong việc quan tâm, hướng về Hoàng Sa. Tôi nghĩ, mỗi người dân Việt Nam nên ủng hộ hướng về hoạt động đó. Đặc biệt, các cơ quan Nhà nước cũng nên có sự quan tâm quản lý, chỉ đạo cũng như động viên giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất cho UBND huyện Hoàng Sa. Để UBND huyện Hoàng Sa làm tốt hơn nữa hoạt động này, rất cần sự quan tâm của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

Ai xứng đáng là Công dân Hoàng Sa?

Điều làm tôi vô cùng tâm đắc khi nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, ông Bùi Văn Tiếng có nói đến sự công nhận “công dân danh dự Hoàng Sa” và “công dân Hoàng Sa”. Đây là một ý tưởng rất có ý nghĩa, thiết thực. Vì sao nói như vậy? Rõ ràng, quần đảo Hoàng Sa của chúng ta đã rơi vào tay Trung Quốc. Có nghĩa là, những người Việt Nam làm ăn sinh sống, cơ quan Nhà nước không có điều kiện để xuất hiện trên những hòn đảo của chúng ta như trước đây nữa. Nhưng chúng ta vẫn có chính quyền quản lý huyện đảo này, vẫn có ý chí Nhà nước này thể hiện sự quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa và vẫn luôn coi nó như một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Về mặt hành chính, chúng ta đã tổ chức ra hệ thống hành chính cấp huyện. Có UBND, và Thành phố Đà Nẵng đã cấp đất để xây dựng nhà trưng bày, trụ sở, đương nhiên, phải có công dân.

Trên thực tế, ngư dân của chúng ta vẫn ra Hoàng Sa để bám biển, bám ngư trường truyền thống. Những ngư dân ở Đà Nẵng, miền Trung, họ xứng đáng là công dân của Hoàng Sa lắm chứ. Dù họ không có mặt trên đảo nổi nhưng họ vẫn làm ăn sinh sống trên vùng biển Hoàng Sa của chúng ta. Họ làm ăn sinh sống với tư cách là người dân Việt Nam và dưới sự quản lý của chính quyền huyện đảo Hoàng Sa. Chúng ta lập ra chính quyền để quản lý về đất đai, lãnh thổ, dân cư, kinh tế. Từ những lý do trên, chúng ta nên có công dân thuộc quyền quản lý của UBND huyện Hoàng Sa. Phải làm thiết thực, không nên chỉ là danh nghĩa, danh dự  mà nên có những công dân Hoàng Sa thật sự theo đúng nghĩa của nó.

Điều này sẽ là động lực thôi thúc mỗi một người dân Việt nam yêu nước có điều kiện thực hiện tâm nguyện của mình đối với Hoàng Sa thân yêu và đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm chính trị, nghĩa vụ pháp lý  của UBND huyện đảo Hoàng Sa, của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan đối với vùng lãnh thổ, dân cư mà họ được giao nhiệm vụ quản lý, nhất là trong điều kiện rất đặc thù hiện nay của Hoàng Sa.

Để thực hiện được mục tiêu nói trên, có lẽ không nên chỉ là những hô hào, kêu gọi chung chung mà cần bắt tay lập phương án thực thi cụ thể. Cần đề ra những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể cho việc công nhận những công dân Hoàng Sa, kể cả những công dân danh dự hay những công dân Hoàng Sa đã từng đổ máu, mồ hôi để xây dựng và bảo vệ Hoàng Sa trong lịch sử. Chúng ta cũng không quên những công hiến của những nhà khoa học, chính khách, học giả, nhà nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế, ở trong và ngoài nước đã có những công trình công hiến cho đấu tranh pháp lý, chính trị, tuyên truyền giáo dục… về chủ quyền biển đảo. Họ xứng đáng là những công dân Hoàng Sa danh dự…

Trên thực tế, một số hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đã mang tên những người đội trưởng Hải đội Hoàng Sa như Phạm Hữu Nhật, Phạm Quang Ảnh, Quang Hòa... cũng là hình thức ghi ơn những người đã đổ xương máu mồ hôi để gìn giữ quần đảo Hoàng Sa của chúng ta. Những công dân đó cần được vinh danh và truy danh xứng đáng.

“Kéo Hoàng Sa vào gần đất liền: Cần làm ngay” - ảnh 2

Đảo Hữu Nhật, Quanh Ảnh, Quang Hòa... là tên những đội trưởng Hải đội Hoàng Sa năm xưa (nguồn: Atlas lớp 9)

Tôi nghĩ, ý tưởng này nếu trở thành hiện thực thì vô cùng có ý nghĩa. Vì vậy chúng ta nên ủng hộ một cách mạnh mẽ và thiết thực; cần có sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

“Kéo Hoàng Sa gần đất liền”- ý tưởng cần làm ngay

Tôi cũng rất tâm đắc với ý tưởng nên “kéo quần đảo Hoàng Sa về gần đất liền”. Điều này có nghĩa là huyện Hoàng Sa là toàn bộ quần đảo Hoàng Sa nhưng phải có một phần lãnh thổ ven biển, một vùng đất nào đó mà ta thấy nó gắn bó với lịch sử, hành chính với quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta tách ra và sáp nhập vào vùng lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa. Đây là chuyện bình thường, phổ biến mà đã có tiền lệ trong thực tiễn của chúng ta và quốc tế đã thực hiện. Từ đây, chúng ta bố trí cơ sở chính quyền huyện Hoàng Sa trên khu vực này, để UBND huyện Hoàng Sa làm thủ tục về mặt hành chính cho công dân của mình. Đồng thời, nơi đây sẽ phát triển du lịch để người dân cả nước, cộng đồng quốc tế đến, tận mắt thấy những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam và thấy rõ sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa.

Đây là ý tưởng rất hay, tôi rất ủng hộ, rất tâm đắc với những ý tưởng “kéo quần đảo Hoàng Sa về gần”. Nó là việc nên làm, cần làm và phải làm, trong bối cảnh hiện nay. Điều này, lần nữa khẳng định sự quản lý của Nhà nước ta với quần đảo Hoàng Sa là liên tục.

Hồng Chuyên (ghi theo lời TS Trần Công Trục)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !